Blog Archive
Tổng số lượt truy cập
Language
Từ điển Anh-Việt
Có người đang truy cập.

Bài đăng phổ biến
-
LỊCH SỬ NGÀY GIỖ TỔ HÙNG VƯƠNG Dù ai đi ngược về xuôi Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba Khắp miền truyền mãi câu ca Nước non vẫn n...
-
Ngày Tiết Môn bồi dưỡng 27/8 2, 3 Toán, Lý, Tin 28/8 2, 3 Văn, Anh, Lý, Hoá 29/8 2, 3 Văn, Anh, Toán, Hoá, Tin 31/8 2, 3 Văn, ...
-
KẾ HOẠCH THI IOE CẤP THÀNH PHỐ NĂM HỌC 2012-2013 Sau khi được Phòng Giáo dục duyệt danh sách HS đã dự thi IOE cấp trường. Nay thông báo ...
-
DANH SÁCH HỌC SINH LỚP 9/5 ĐẠT GIẢI HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH TT HỌ TÊN HỌC SINH GIẢI 01 Dươn...
-
Ý NGHĨA NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20.11 Ngày nhà giáo Việt Nam (hay ngày lễ Hiến chương nhà giáo Việt Nam ) là một ngày kỷ niệm đư...
-
Sáng nay ngày 8/12/2012, 4 bạn trong lớp 9/5 chúng ta gồm các bạn: Dương Thị Hoài Phương, Nguyễn Thị Phương Dung, Nguyễn Lê Thúy Hằng và b...
-
“Nhất tự vi sư, bán tự vi sư”, người Việt Nam ta từ xa xưa vốn đã có truyền thống tôn sư trọng đạo. Đến hôm nay truyền thông ấy vẫn được...
-
Bạn Vy là một cầu thủ nữ xuất sắc của lớp ...
-
Hình ảnh lễ tuyên truyền và phát động tháng và năm an toàn giao thông
LỊCH SỬ NGÀY QUỐC TẾ PHỤ NỮ 8-3
Hàng năm, cứ đến ngày 8/3, phụ nữ toàn thế giới trong đó có phụ nữ Việt Nam tổ
chức kỷ niệm ngày quốc tế phụ nữ.
Lịch sử ngày 8-3 bắt đầu từ phong trào nữ công nhân nước Mỹ. Cuối thế kỷ 19,
chủ nghĩa tư bản ở Mỹ đã phát triển một cách mạnh mẽ. Nền kỹ nghệ đã thu hút
nhiều phụ nữ và trẻ em vào các nhà máy, xí nghiệp. Nhưng bọn chủ tư bản trả
lương rất rẻ mạt, giờ giấc làm việc không hạn định cốt sao thu được nhiều sản
phẩm cho chúng. Căm phẫn trước sự bất công đó, ngày 8-3 năm 1899, nữ công nhân
nước Mỹ đã đứng lên đấu tranh đòi tăng lương, giảm giờ làm. Phong trào bắt đầu
từ nữ công nhân ngành dệt và ngành may tại hai thành phố Chi-ca-gô và Nữu Ước.
Mặc dù bị bọn tư bản thẳng tay đàn áp, chị em vẫn đoàn kết chặt chẽ, bền bỉ đấu
tranh buộc chúng phải nhượng bộ. Cuộc đấu tranh của nữ công nhân Mỹ đã cổ vũ
mạnh mẽ phong trào phụ nữ lao động trên thế giới, đặc biệt phụ nữ ở nước Đức,
một nước có kỹ nghệ tiên tiến lúc bấy giờ. Trong phong trào đấu tranh giai cấp
lúc đó đa xuất hiện hai nữ chiến sỹ lỗi lạc, đó là bà Cla-ra Zet-kin (Đức) và
bà Rô-gia Lúc-xăm-bua (Ba Lan). Nhận thức được sự mạnh mẽ và đông đảo của lực
lượng lao động nữ và sự cần thiết phải có tổ chức, phải có lãnh đạo để giành
thắng lợi cho phong trào phụ nữ nên năm 1907, hai bà đã cùng phối hợp với bà
Crup-xkai-a (vợ đồng chí Lê-nin) vận động thành lập Ban "Thư ký phụ nữ
quốc tế". Bà Cla-ra Zet-kin được cử làm Bí thư.
Năm 1910, Đại hội phụ nữ quốc tế XHCN họp tại Cô-pen-ha-gen (Thủ đô nước Đan
Mạch) đã quyết định lấy ngày 8-3 làm ngày "Quốc tế phụ nữ", ngày đoàn
kết đấu tranh của phụ nữ với những khẩu hiệu:
- Ngày làm 8 giờ.
- Việc làm ngang nhau.
- Bảo vệ bà mẹ và trẻ em.
Từ đó ngày 8/3 trở thành ngày đấu tranh chung của phụ nữ lao động trên toàn thế
giới, là biểu dương ý chí đấu tranh của phụ nữ khắp nơi trên thế giới đấu tranh
vì độc lập dân tộc, dân chủ, hòa bình và tiến bộ xã hội; vì quyền lợi hạnh phúc
của phụ nữ và nhi đồng.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét