Blog Archive
-
2013
(27)
-
tháng 5(10)
- Thông báo! Mời tất cả các bạn là học sinh của lớp...
- MỪNG KỶ NIỆM 123 NĂM NGÀY SINH CỦA BÁC (19/5/1890...
- HƯỚNG DẪN THI VÀO TRƯỜNG THPT CHUYÊN NĂM HỌC 2...
- DỰ KIẾN THỜI GIAN HỌC SINH ĐẾN TRƯỜNG SAU KH...
- LỊCH SỬ NGÀY THÀNH LẬP ĐỘI THIẾU NIÊN TIỀN PHONG...
- KỶ NIỆM 59 NĂM CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ (7/5/195...
- Nhân kỷ niệm 30/4 và 1/5, nhà trường đã tổ ch...
- DANH SÁCH HỌC SINH LỚP 9/5 ĐẠT GIẢI HỌC SINH GIỎ...
- NGÀY GIẢI PHÓNG HOÀN TOÀN MIỀN NAM THỐNG NHẤT Đ...
- LỊCH SỬ NGÀY GIỖ TỔ HÙNG VƯƠNG Dù ai đi ngược...
- tháng 3(6)
- tháng 2(5)
- tháng 1(6)
-
tháng 5(10)
- 2012 (18)
Tổng số lượt truy cập
Language
Từ điển Anh-Việt
Có người đang truy cập.

Bài đăng phổ biến
-
LỊCH SỬ NGÀY GIỖ TỔ HÙNG VƯƠNG Dù ai đi ngược về xuôi Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba Khắp miền truyền mãi câu ca Nước non vẫn n...
-
Ngày Tiết Môn bồi dưỡng 27/8 2, 3 Toán, Lý, Tin 28/8 2, 3 Văn, Anh, Lý, Hoá 29/8 2, 3 Văn, Anh, Toán, Hoá, Tin 31/8 2, 3 Văn, ...
-
KẾ HOẠCH THI IOE CẤP THÀNH PHỐ NĂM HỌC 2012-2013 Sau khi được Phòng Giáo dục duyệt danh sách HS đã dự thi IOE cấp trường. Nay thông báo ...
-
DANH SÁCH HỌC SINH LỚP 9/5 ĐẠT GIẢI HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH TT HỌ TÊN HỌC SINH GIẢI 01 Dươn...
-
Ý NGHĨA NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20.11 Ngày nhà giáo Việt Nam (hay ngày lễ Hiến chương nhà giáo Việt Nam ) là một ngày kỷ niệm đư...
-
Sáng nay ngày 8/12/2012, 4 bạn trong lớp 9/5 chúng ta gồm các bạn: Dương Thị Hoài Phương, Nguyễn Thị Phương Dung, Nguyễn Lê Thúy Hằng và b...
-
“Nhất tự vi sư, bán tự vi sư”, người Việt Nam ta từ xa xưa vốn đã có truyền thống tôn sư trọng đạo. Đến hôm nay truyền thông ấy vẫn được...
-
Bạn Vy là một cầu thủ nữ xuất sắc của lớp ...
-
Hình ảnh lễ tuyên truyền và phát động tháng và năm an toàn giao thông
LỊCH SỬ NGÀY GIỖ TỔ HÙNG VƯƠNG
Dù ai đi ngược
về xuôi
Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba
Khắp miền truyền mãi câu ca
Nước non vẫn nước non nhà ngàn năm
(Ca dao))
Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba
Khắp miền truyền mãi câu ca
Nước non vẫn nước non nhà ngàn năm
(Ca dao))
Lễ hội Đền Hùng còn gọi là Giỗ tổ
Hùng Vương, là lễ hội thiêng liêng của cả dân tộc Việt Nam, để tưởng nhớ và tỏ
lòng biết ơn công lao lập nước của các vua Hùng, những vị vua đầu tiên của dân
tộc.Theo truyền thuyết thì Lạc Long Quân và Âu Cơ được xem như là Thủy Tổ người
Việt, cha mẹ của các Vua Hùng. Lễ hội diễn ra vào ngày mồng 10 tháng 3 âm lịch
tại Đền Hùng, Việt Trì, Phú Thọ. Tuy nhiên không phải ai cung hiểu rõ về nguồn
gốc của ngày lễ trọng đại này. Theo Lịch sử Việt Nam - Hỏi và đáp thì khi xem
xét các bia kí, đặc biệt là hai tấm bia ở Đền Thượng trên núi Hùng, sự thực về
lịch sử ngày giỗ Tổ mồng Mười tháng Ba như sau:
Tấm Hùng miếu điển lệ bi do Hội
đồng Kỷ niệm tỉnh Phú Thọ lập năm Khải Định thứ 8 (1923) có hai phần: Phần thứ
nhất, chép lại công văn của Bộ Lễ triều Nguyễn, ngày 25 tháng Bảy năm Khải Định
thứ nhất (1917) gửi Các vị ở phủ viện đường đại nhân tỉnh Phú Thọ cùng nhau
tuân thủ điều sau đây: “Xã Hy Cương, phủ Lâm Thao có miếu lăng phụng thờ Hùng
Vương ở núi Hùng, trải các năm, cả nước đến tế, thường lấy kì mùa thu, chọn vào
ngày tốt làm lễ, chưa có việc định rõ ngày, mà tục lệ của dân xã đó lấy ngày
Mười Một tháng Ba, kết hợp với thờ thổ kỳ, làm lễ riêng… (Sự thể này dẫn tới
chỗ) thường hứng bất kì, hội họp cũng lãng phí theo sở thích, còn lòng thành
thì bị kém đi… (Vì thế) cẩn thận định lại rằng, từ nay về sau, lấy ngày mồng
Mười tháng Ba, lĩnh tiền chi vào việc công, phụng mệnh kính tế trước một ngày
so với ngày hội tế của bản hạt, khiến nhân sĩ mọi miền đến đây có nơi chiêm
bái…”
Phần thứ hai của văn bia Hùng
miếu điển lệ bi dành cho việc quy định “Đệ niên kỉ niệm hội nhật lễ nghi” (Nghi
lễ ngày hội kỷ niệm hằng năm) với những câu như sau: “Nay phụng mệnh theo Bộ
Lễ, chuẩn định ngày quốc tế tại miếu Tổ Hùng Vương là ngày mồng Mười tháng Ba.
Chiều ngày mồng Chín tháng Ba hằng năm, các quan liệt hiến trong tỉnh, cùng các
quan viên trong cả phủ huyện của tỉnh, đều phải mặc phẩm phục, tề tựu túc trực
tại nhà công quán. Sáng hôm sau, tới miếu kính tế…”
Như vậy, Lễ hội giỗ Tổ Hùng Vương
chọn nhật kỳ tiến hành vào mùa thu, là mùa tổ chức các lễ hội có lịch sử cổ xưa
hơn các lễ hội mùa xuân. Đến năm 1917 mới có quy định chính thức của triều
Nguyễn (đời vua Khải Định) lấy ngày mồng Mười tháng Ba hàng năm làm ngày “quốc
tế” (Quốc lễ, quốc giỗ). Điều này được tấm bia Hùng Vương từ khảodo tham tri
Bùi Ngọc Hoàn, Tuần phủ tỉnh Phú Thọ, lập năm Bảo Đại thứ 15 (1940) cũng đang
đặt ở Đền Thượng trên núi Hùng, xác nhận: “Trước đây, ngày quốc tế lấy vào mùa
thu làm định kỳ. Đến năm Khải Định thứ hai (dương lịch là năm 1917), Tuần phủ
Phú Thọ (là) Lê Trung Ngọc có công văn xin bộ Lễ ấn định ngày mồng Mười tháng
Ba hằng năm làm ngày quốc tế, tức trước ngày giỗ tổ Hùng Vương đời thứ 18 một
ngày. Còn ngày giỗ (11 tháng Ba) do dân sở tại làm lễ”
Sau cách mạng tháng Tám (1945)
Đảng, Nhà nước ta rất quan tâm tới Đền Hùng, Chủ tịch Hồ Chí Minh, các đồng chí
lãnh đạo Đảng, Nhà nước đều về thăm viếng. Kế tục truyền thống cao đẹp của cha
ông, nhất là đạo đức “uống nước nhớ nguồn”, ngay sau cách mạng thành công, Chủ
tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh của Chủ Tịch nước số 22/SL - CTN ngày 18 tháng
2 năm 1946 cho công chức nghỉ ngày 10 tháng 3 âm lịch hàng năm để tham gia tổ
chức các hoạt động Giỗ Tổ Hùng Vương - hướng về cội nguồn dân tộc.
Trong
ngày Giỗ Tổ năm Bính Tuất (1946) - năm đầu tiên của Chính phủ mới được thành
lập, cụ Huỳnh Thúc Kháng - Quyền Chủ tịch nước đã dâng 1 tấm bản đồ Tổ quốc
Việt Nam và 1 thanh gươm quý nhằm cáo với Tổ tiên về đất nước bị xâm lăng và
cầu mong Tổ tiên phù hộ cho quốc thái dân an, thiên hạ thái bình cùng nhau đoàn
kết, đánh tan giặc xâm lược, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của đất nước.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã 2 lần về thăm Đền Hùng (19/9/1954 và 19/8/1962). Tại đây Người đã có câu nói bất hủ: “Các Vua Hùng đã có công dựng nước - Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. Người còn nhắc: “Phải chú ý bảo vệ, trồng thêm hoa, thêm cây cối để Đền Hùng ngày càng trang nghiêm và đẹp đẽ, thành công viên lịch sử cho con cháu sau này đến tham quan”.“
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã 2 lần về thăm Đền Hùng (19/9/1954 và 19/8/1962). Tại đây Người đã có câu nói bất hủ: “Các Vua Hùng đã có công dựng nước - Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. Người còn nhắc: “Phải chú ý bảo vệ, trồng thêm hoa, thêm cây cối để Đền Hùng ngày càng trang nghiêm và đẹp đẽ, thành công viên lịch sử cho con cháu sau này đến tham quan”.“
Năm 1995, ngày Giỗ Tổ Hùng Vương
đã được Ban Bí thư ghi trong thông báo là ngày lễ lớn trong năm. Ngành Văn hóa
thông tin - thể thao phối hợp với các ngành chức năng đã tổ chức lễ hội trong
thời gian 10 ngày (từ 1/3 đến 10/3 âm lịch).
Tại Nghị định số
82/2001/NĐ-CP ngày 06/11/2001 về Nghi lễ Nhà nước, trong đó có nội dung quy
định cụ thể về quy mô tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương, cụ thể như sau:
- “Năm chẵn” là số
năm kỷ niệm có chữ số cuối cùng là “0”; Bộ Văn hoá - Thông tin và Ủy ban Nhân
dân tỉnh Phú Thọ tổ chức Lễ hội; mời đại diện lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc
hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể dự
Lễ dâng hương.
- “Năm tròn” là số năm kỷ
niệm có chữ số cuối cùng là “5”; Ủy ban Nhân dân tỉnh Phú Thọ tổ chức lễ hội;
mời đại diện lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
và các đoàn thể dự Lễ dâng hương.
- “Năm lẻ” là số năm kỷ niệm có
các chữ số cuối cùng còn lại. Ủy ban Nhân dân tỉnh Phú Thọ tổ chức lễ hội; mời
lãnh đạo Bộ Văn hoá - Thông tin dự lễ dâng hương và tổ chức các hoạt động trong
lễ hội.
Ngày 02/4/2007, Quốc Hội nước
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã phê chuẩn sửa đổi, bổ sung Điều 73 của
Luật Lao động cho người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương ngày
Giỗ Tổ Hùng Vương (10/3 âm lịch). Kể từ đây, ngày 10/3 âm lịch hàng năm đã trở
thành ngày lễ lớn - QUỐC LỄ mang ý nghĩa bản sắc văn hóa dân tộc.
Định kì mồng Mười tháng Ba (âm
lịch) làm ngày giỗ Tổ Hùng Vương, vậy là chỉ bắt đầu từ năm 1917. Tuy nhiên,
với tuổi gần trăm năm, với tinh thần kế thừa truyền thống uống nước nhớ nguồn,
nhất là ý thức về nguồn, chung cội được tăng cường mạnh mẽ trong điều kiện lịch
sử hiện tại. Mồng Mười tháng Ba đã trở thành một ngày Quốc lễ, một ngày thiêng
liêng trọng đại đối với cả dân tộc: Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét