Tổng số lượt truy cập

Language

Từ điển Anh-Việt

Dictionary:
Enter word:
© Cftanhiep Groups 2009
người đang truy cập.

Bài đăng phổ biến

Hoạt động của lớp

Thuyết trình biển đảo của lớp 9/5

Kính thưa:
- Ban Giám khảo
- Thưa quý thầy cô cùng tất cả các bạn học sinh thân mến!
Như chúng ta đã biết, vấn đề cấp bách nhất hiện nay được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm đó chính là âm mưu xâm lược hai quần đảo lớn của nước ta – Hoàng Sa, Trường Sa. Đến với hội thi hôm nay Chi đội Lê Văn Tám-Lớp 9/5 chúng em xin kính giới thiệu đến quý thầy cô và toàn thể các bạn học sinh với chủ đề “ Hãy nói về việc xâm chiếm Hoàng Sa của Trung Quốc”. Để từ đó khẳng định được chủ quyền của 2 quần đảo trên lãnh thổ Việt Nam như Lý Thường Kiệt đã nói:
“Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư”
Kính thưa Ban giám khảo!
Quần đảo Hoàng Sa là một trong hai quần đảo xa bờ thuộc chủ quyền của Việt Nam từ lâu đời. Trong lịch sử quần đảo Hoàng Sa còn có tên là “bãi cát vàng”. Tên quốc tế thường được thể hiện trên các hải đồ là Paracels. Quần đảo gồm 37 đảo, đá, bãi cạn, bãi ngầm và một số đối tượng địa lý khác thuộc huyện Hoàng Sa, thành phố Đà Nẵng. Khu vực quần đảo nằm trên vùng biển rộng khoảng 30.000km2.


Một số hình ảnh của Hoàng Sa
Tất cả người dân Việt và một số nước trên thế giới đều đã khẳng định rằng Hoàng Sa là của Việt Nam. Đó không chỉ là những lời nói mà còn được minh chứng bằng những tài liệu lịch sử có sức thuyết phục. Những bằng chứng khẳng định Hoàng Sa là của Việt Nam phải kể đến là tờ Châu bản có chữ ký của vua Bảo với một phần trong đó mang nội dung liên quan đến chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa được nhà nghiên cứu Phan Thuận An tìm thấy. Thêm một chứng cứ nữa là sắc chỉ của triều đình Nguyễn liên quan đến việc canh giữ quần đảo Hoàng Sa được gia tộc họ Đặng ở huyện đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi, gìn giữ suốt 174 năm. Đây là sắc chỉ duy nhất còn nguyên vẹn bản gốc liên quan đến quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Và mới đây nhất nhà Huế học Phan Thuận An vừa tìm thấy thêm một Châu bản của triều Nguyễn khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa. Nó đã chỉ ra trước và  sau Thế chiến thứ 2 Hoàng Sa vẫn thuộc chủ quyền của nước ta.

Các tư liệu lịch sử chứng minh quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền
Bia chủ quyền trên đảo Hoàng Sa do người Pháp dựng năm1938.

Kính thưa quý thầy cô và tất cả các bạn!
Với những chứng cứ như vậy ta có thể một lần nữa khẳng định Hoàng Sa là của Việt Nam. Nhưng Trung Quốc vẫn ngoan cố độc chiếm Hoàng Sa bằng mọi thủ đoạn vì Hoàng Sa nằm giữa một khu vực có tiềm năng cao về hải sản và trữ lượng dầu mỏ nhưng không có dân bản địa sinh sống và có khả năng phát triển kinh tế cao.
Trung Quốc bắt đầu quan tâm đến Hoàng Sa từ năm 1909 sau cuộc đổ bộ lên đảo này của Đô đốc Lý Chuẩn. Năm 1947, chính quyền Trung Hoa dân quốc cho xuất bản bản đồ “Nam hải chư đảo” thể hiện đường “quốc giới” chiếm gần 80% diện tích Biển Đông, thường được gọi là đường biên giới "lưỡi bò" mà không dựa vào bất cứ một tiêu chuẩn nào theo luật pháp và thực tiễn quốc tế.

Đường lưỡi bò

Với những dã tâm xâm chiếm Hoàng Sa như vậy, Trung Quốc đã nhiều lần cho quân sang xâm chiếm quần đảo với thủ đoạn  bí mật làm những nấm mộ giả  để chứng tỏ có người Trung Quốc đã sống và chết trên đảo để từ đó khẳng định Hoàng Sa là của Trung Quốc.
Vào năm 1956 chúng đã lén lút đưa quân ra chiếm đóng nhóm phía Đông quần đảo Hoàng Sa, trong đó có đảo Phú Lâm và Linh Côn. Và cũng với thủ đoạn lén lút đó, 3 năm sau, ngày 21/2/1959, Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa cho một số lính đóng giả ngư dân bí mật đổ bộ lên các đảo Hữu Nhật, Duy Mộng, Quang Hoà nhằm đánh chiếm nhóm phía Tây quần đảo Hoàng Sa. Song âm mưu này đã bị phát hiện và tiêu diệt. Tuy nhiên Trung Quốc vẫn không từ bỏ âm mưu chiếm nốt phần còn lại của quần đảo Hoàng Sa. Vào tháng 1/1974, ở Hoàng Sa đã xảy ra cuộc hải chiến giữa Trung Quốc và Việt Nam Cộng Hòa từ ngày 17 đến ngày 19. Và cuối cùng, Trung Quốc đã dành chiến thắng và đã xâm chiếm nốt nửa phía tây của quần đảo Hoàng Sa. Người ta nói rằng cuộc tấn công của Trung Quốc được thực hiện bằng một trận oanh tạc bằng không quân. Kể từ đó, toàn bộ quần đảo Hoàng Sa là do Trung Quốc ngang nhiên chiếm đóng.

Sơ đồ trận hải chiến bảo vệ Hoàng Sa của Việt Nam năm 1974
Bốn tàu tham gia trận hải chiến tháng 1 năm 1974

Sau khi chiếm đóng toàn bộ Hoàng Sa, chưa dừng lại ở đó, Trung Quốc còn tiếp tục có những hành động xâm phạm nghiêm trọng đối với chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa. Nó được thể hiện qua việc Trung Quốc đã phê chuẩn kế hoạch xây một cầu tàu diện tích 3,3 km2 để làm căn cứ hậu cần cho ngư dân và đón khách du lịch thăm quần đảo Hoàng Sa. Vào ngày 24/4, Phó Tỉnh trưởng tỉnh đảo Hải Nam (Trung Quốc) Đàm Lực tuyên bố ông này  đã có dự kiến phát triển du lịch tại quần đảo Hoàng Sa trong năm nay bất chấp sự phản đối của Việt Nam. Và gần đây là ngày 24/7/2012,Trung Quốc cho thành lập thành phố Tam Sa  đặt tại đảo Phú Lâm với ý đồ quản lý, khả năng phát triển và kiến thiết của quốc gia này đối với những hòn đảo và các vùng nước xung quanh các quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trung Sa, quần đảo Trường Sa, bảo vệ môi trường biển trong vùng biển Đông.
Thành phố Tam Sa
Chưa dừng lại ở đó, Trung Quốc đã bắt giữ 4 tàu cá của ngư dân thôn Thạnh Đức 2, xã Phổ Thạnh khi đang đánh bắt ở ngư trường Hoàng Sa vào chiều 6/7. Đến ngày 8/7, phía Trung Quốc thả tàu cá QNg-98648 TS và QNg-94096 TS cùng 19 ngư dân về nhà.
Và gần đây nhất Trung Quốc còn đồng loạt triển khai hoạt động đánh bắt cá tại khu vực quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam với một lực lượng tàu rất lớn được huy động, có những tỉnh đưa 23.000 tàu ra khơi. Tàu cá huy động ra khơi không chỉ lớn về số lượng mà còn lớn về công suất, dường như cho thấy phía Trung Quốc quyết liệt, tạo uy lực mạnh mẽ trên biển. Và theo Nhật báo Trung Quốc ngày 2/8 cho biết hơn 14.000 tàu cá đăng ký tại tỉnh Quảng Đông xuất phát đến Biển Đông từ ngày 1/8 để đánh bắt.

Kính thưa Ban giám khảo!
Kính thưa quý thầy cô giáo cùng tất cả các bạn học sinh thân mến!
Người ta đã nói đúng: Hãy nhìn vào việc các nước làm chứ không nên nghe những gì họ nói. Dù luôn miệng nói những lời “mật ngọt” về hòa bình, hữu nghị, quan hệ hợp tác, láng giềng thân thiện  nhưng những hành động của Trung Quốc trong mấy tháng gần đây lại hoàn toàn đi ngược lại với những gì họ luôn rêu rao. Nhưng Trung Quốc không biết rằng việc xâm chiếm Hoàng Sa nói riêng và biển Đông nói chung là việc làm tự mình đánh mất tất cả như người ta thường nói: “Mất tiền bạc là mất ít, mất danh dự là mất nhiều, mất niềm tin là mất tất cả”. Và trước tình hình Biển Đông, Trường Sa Hoàng Sa- một phần máu thịt thiêng liêng của Tổ quốc, lại tiếp tục dậy sóng trước những mưu đồ thôn tính hèn hạ đó. Em và tuổi trẻ Việt Nam xin hiến dâng trái tim này cho Tổ quốc. Để tổ quốc chiến thắng trước mọi kẻ thù và vững vàng hiên ngang, không gì khác hơn là thế hệ trẻ chúng ta hôm nay phải quyết tâm học tập để kế thừa truyền thống xây dựng và bảo vệ tổ quốc và cùng nhau tuyên truyền, vận động mọi người rằng dù ta không cầm súng nhưng chúng ta có đôi tay,trí óc và lòng yêu nước nồng nàn chỉ cần như vậy là ta đã có thể góp sức bảo vệ chủ quyền biển đảo của quê hương. Xin được mượn những lời thơ của nhà thơ Nguyễn Việt Chiến để kết lại bài thuyết trình của em.

Nếu Tổ quốc đang bão giông từ biển
Có một phần máu thịt ở Hoàng Sa
Ngàn năm trước con theo cha xuống biển
Mẹ lên rừng thương nhớ mãi Trường Sa
Đất Tổ quốc khi chập chờn bóng giặc
Các con nằm thao thức phía Trường Sơn
Biển Tổ quốc chưa một ngày yên ả


của Việt Nam được trưng bày tại UBND huyện đảo Hoàng Sa

0 nhận xét:

Blogger Gadgets