Tổng số lượt truy cập

Language

Từ điển Anh-Việt

Dictionary:
Enter word:
© Cftanhiep Groups 2009
người đang truy cập.

Bài đăng phổ biến

GIẢI PHÓNG TAM KỲ  - ĐỊA BÀN QUYẾT ĐỊNH GIẢI PHÓNG HOÀN TOÀN TỈNH QUẢNG NAM

Tình hình chiến trường Quảng Nam, Tam Kỳ trong kháng chiến chống Mỹ, thời cơ chiến lược xuất hiện
         Năm 1954, đế quốc Mỹ cấu kết với thực dân Pháp nhảy vào xâm chiếm nước ta. Cùng với cả nước, quân dân Tam Kỳ và tỉnh Quảng Nam đã anh dũng đứng lên đấu tranh bảo vệ Hiệp định Giơnevơ, bảo vệ thành quả cách mạng. Đến năm 1965, lực lượng vũ trang Tam Kỳ cùng với các huyện, thị trong tỉnh lớn mạnh, liên tiếp đánh địch ở khắp nơi với nhiều hình thức khác nhau làm cho địch tổn hại nặng nề. Thất bại trong chiến lược chiến tranh đặc biệt, Mỹ ồ ạt đưa quân vào miền Nam, tiến hành chiến tranh cục bộ. Trước tình hình đó, Đảng ta chủ trương đánh địch với phương châm 2 chân, 3 mũi giáp công, bao vây cô lập kẻ thù từ nhiều phía. Chiến thắng Núi Thành ngày 26/5/1965 đã trở thành chiến công đầu của trận đầu đánh Mỹ vang dội khắp cả nước. Từ đó, phong trào “Tìm Mỹ mà diệt, nắm thắt lưng Mỹ mà đánh” ngày càng lan rộng. Các đơn vị lực lượng vũ trang Tam Kỳ như: V12, V18,... đã phối hợp với lực lượng của Tỉnh, Quân khu và các huyện bạn đánh khắp nơi, trong đó có U SAM, U SET, tấn công vào Tỉnh đường Quảng Tín, sân bay Ngọc Bích, đồi Chồi Sũng, Trà Cai,...
          Từ năm 1966 đến 1972 địch liên tiếp mở các cuộc càn quét trên quy mô lớn với thủ đoạn đốt sạch, phá sạch. Song cùng với cả tỉnh, quân dân Tam Kỳ một tấc không đi, một ly không rời, kiên quyết bám đất, bám làng, đào hầm bí mật, đào địa đạo nuôn dấu cán bộ, bộ đội, cất dấu lương thực, thuốc men chuẩn bị cho nhiều trận quyết chiến mới. Đặc biệt, trong trận tổng tiến công và nổi dậy Mậu Thân 1968, cùng với quân dân trong tỉnh, quân dân Tam Kỳ mở cuộc tổng tiến công vào dinh lũy của địch ở nội đô Tam Kỳ, góp phần cùng toàn miền Nam đánh bại chiến lược chiến tranh cục bộ và Việt Nam hóa chiến tranh của đế quốc Mỹ, buộc chúng phải xuống thang chiến tranh, chấp nhận đàm phán với ta tại Paris.
          Sau khi ký hiệp định Paris, vào đầu năm 1973, Mỹ rút quân về nước, thế và lực của địch trên chiến trường miền Nam giảm sút, số lượng đồn bốt, hỏa lực của Mỹ thu hẹp dần. Tuy bị thua đau nhưng Mỹ và ngụy quyền vẫn ngoan cố, tiếp tục xua quân lấn chiếm vùng giải phóng, vi phạm Hiệp định Paris. Tại nội ô Tam Kỳ, địch tăng cường huy động lính địa phương quân, nghĩa quân cùng với quân chủ lực đánh phá, lấn chiếm các vùng giải phóng, giành dân. Chúng ra sức bắt lính, đôn quân, tăng cường quân ngụy, liên tục mở các cuộc càn quét, đẩy mạnh mạng lưới gián điệp. Đồng thời phân loại các đối tượng cảm tình với cách mạng và bí mật thủ tiêu. Trước tình hình đó, quân dân Quảng Nam, Tam Kỳ tiếp tục thực hiện chủ trương của Đảng, quyết bám trụ, giữ đất, giữ dân, tạo bàn đạp giải phóng Tam Kỳ và Tỉnh Quảng Nam sau này.
          Giải phóng Tam Kỳ, địa bàn quyết định giải phóng hoàn toàn tỉnh Quảng Nam:
          Mùa xuân năm 1975, trên chiến trường miền Nam, thế và lực của quân và dân ta lớn mạnh hơn bao giờ hết. Tuy vẫn còn nhiều khó khăn, gian khổ, song con đường giải phóng toàn miền Nam, thống nhất đất nước đang mở rộng. Thực hiện Nghị quyết của Bộ Chính trị, tháng 10/1974 và nhiệm vụ quân sự năm 1975 của Khu ủy Khu V. Tỉnh Quảng Nam và Tam Kỳ đã kịp thời chuẩn bị mọi mặt để bước vào trận chiến đấu mới.
          Thời cơ chiến lược đã xuất hiện, cùng với cả nước, quân dân Tam Kỳ đồng loạt nổi dậy tiến công để giải phóng quê hương. Tiên Phước là địa phương đầu tiên trong tỉnh được giải phóng, tiếp theo là các huyện, thị đã liên tiếp tiến công từ nhiều phía dồn dịch vào thế bị động, lúng túng, quân lính hỗn loạn. Ở Tam Kỳ, quân dân phối hợp nổi dậy tấn công quyết liệt vào tỉnh đường Quảng Tín và căn cứ sào huyệt của chúng ở Chu Lai, địch tháo chạy toán loạn. Đúng 10 giờ 30 phút ngày 24/3/1975, lá cờ Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam tung bay trên nóc tòa nhà tỉnh đường Quảng Nam. Tam Kỳ hoàn toàn được giải phóng, một địa bàn có tính quyết định, lần lượt giải phóng các huyện phía Băc của tỉnh. Ngay sau khi được giải phóng, các địa phương đã nhanh chóng thành lập Ủy ban quân quản, kịp thời giải quyết những công việc đặt ra trước mắt của những ngày đầu mới giải phóng. Lực lượng bộ đội địa phương của tỉnh đã phối hợp chặt chẽ với bộ đội chủ lực thừa thắng xông lên tiến quân về Đà Nẵng để cùng quân và dân Thành phố Đà Nẵng tiêu diệt quân thù, giải phóng thành phố, tạo ra thế chiến lược mới góp phần cùng chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
          Với hàng loạt chiến thắng vẻ vang của quân và dân Tam Kỳ mà đỉnh cao là giải phóng thị xã vào ngày 24/3/1975 đã góp phần quan trọng giải phóng hoàn toàn tỉnh Quảng Nam, thể hiện sức mạnh và ý chí chiến đấu ngoan cường, biết nắm bắt thời cơ, liên tục nổi dậy, tiến công quyết liệt nhanh chóng để giành thắng lợi, tô thắm thêm danh hiệu “trung dũng kiên cường, đi đầu diệt Mỹ” mà Trung ương đã phong tặng cho quân dân tỉnh nhà. 
          Trong không khí thi đua chào mừng kỷ niệm 37 năm ngày giải phóng quê hương, Đảng bộ, chính quyền và các tầng lớp nhân dân thành phố Tam Kỳ tiếp tục phát huy truyền thống yêu nước, tự lực tự cường, đoàn kết thống nhất, phát huy nội lực, khai thác tối đa các tiềm năng của thành phố để thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo QPAN, quyết tâm xây dựng thành phố đạt một số tiêu chí cơ bản của đô thị loại 2 vào năm 2015 góp phần cùng cả tỉnh, cả nước hoàn thành sự nghiệp đổi mới đất nước, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh./.                                      

0 nhận xét:

Blogger Gadgets