Blog Archive
Tổng số lượt truy cập
Language
Từ điển Anh-Việt
Có người đang truy cập.

Bài đăng phổ biến
-
LỊCH SỬ NGÀY GIỖ TỔ HÙNG VƯƠNG Dù ai đi ngược về xuôi Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba Khắp miền truyền mãi câu ca Nước non vẫn n...
-
Ngày Tiết Môn bồi dưỡng 27/8 2, 3 Toán, Lý, Tin 28/8 2, 3 Văn, Anh, Lý, Hoá 29/8 2, 3 Văn, Anh, Toán, Hoá, Tin 31/8 2, 3 Văn, ...
-
KẾ HOẠCH THI IOE CẤP THÀNH PHỐ NĂM HỌC 2012-2013 Sau khi được Phòng Giáo dục duyệt danh sách HS đã dự thi IOE cấp trường. Nay thông báo ...
-
DANH SÁCH HỌC SINH LỚP 9/5 ĐẠT GIẢI HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH TT HỌ TÊN HỌC SINH GIẢI 01 Dươn...
-
Ý NGHĨA NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20.11 Ngày nhà giáo Việt Nam (hay ngày lễ Hiến chương nhà giáo Việt Nam ) là một ngày kỷ niệm đư...
-
Sáng nay ngày 8/12/2012, 4 bạn trong lớp 9/5 chúng ta gồm các bạn: Dương Thị Hoài Phương, Nguyễn Thị Phương Dung, Nguyễn Lê Thúy Hằng và b...
-
“Nhất tự vi sư, bán tự vi sư”, người Việt Nam ta từ xa xưa vốn đã có truyền thống tôn sư trọng đạo. Đến hôm nay truyền thông ấy vẫn được...
-
Bạn Vy là một cầu thủ nữ xuất sắc của lớp ...
-
Hình ảnh lễ tuyên truyền và phát động tháng và năm an toàn giao thông
GIẢI PHÓNG TAM KỲ - ĐỊA BÀN QUYẾT ĐỊNH GIẢI PHÓNG HOÀN TOÀN TỈNH QUẢNG NAM
Tình hình chiến trường Quảng Nam, Tam Kỳ trong kháng chiến chống Mỹ,
thời cơ chiến lược xuất hiện
Năm 1954, đế quốc Mỹ cấu kết với thực dân Pháp nhảy vào xâm chiếm nước ta. Cùng
với cả nước, quân dân Tam Kỳ và tỉnh Quảng Nam đã anh dũng đứng lên đấu tranh
bảo vệ Hiệp định Giơnevơ, bảo vệ thành quả cách mạng. Đến năm 1965, lực lượng
vũ trang Tam Kỳ cùng với các huyện, thị trong tỉnh lớn mạnh, liên tiếp đánh
địch ở khắp nơi với nhiều hình thức khác nhau làm cho địch tổn hại nặng nề.
Thất bại trong chiến lược chiến tranh đặc biệt, Mỹ ồ ạt đưa quân vào miền Nam,
tiến hành chiến tranh cục bộ. Trước tình hình đó, Đảng ta chủ trương đánh địch
với phương châm 2 chân, 3 mũi giáp công, bao vây cô lập kẻ thù từ nhiều phía.
Chiến thắng Núi Thành ngày 26/5/1965 đã trở thành chiến công đầu của trận đầu
đánh Mỹ vang dội khắp cả nước. Từ đó, phong trào “Tìm Mỹ mà diệt, nắm thắt lưng
Mỹ mà đánh” ngày càng lan rộng. Các đơn vị lực lượng vũ trang Tam Kỳ như: V12, V18,...
đã phối hợp với lực lượng của Tỉnh, Quân khu và các huyện bạn đánh khắp nơi,
trong đó có U SAM, U SET, tấn công vào Tỉnh đường Quảng Tín, sân bay Ngọc Bích,
đồi Chồi Sũng, Trà Cai,...
Từ năm 1966 đến 1972 địch liên tiếp mở các cuộc càn quét trên quy mô lớn với
thủ đoạn đốt sạch, phá sạch. Song cùng với cả tỉnh, quân dân Tam Kỳ một tấc
không đi, một ly không rời, kiên quyết bám đất, bám làng, đào hầm bí mật, đào
địa đạo nuôn dấu cán bộ, bộ đội, cất dấu lương thực, thuốc men chuẩn bị cho nhiều
trận quyết chiến mới. Đặc biệt, trong trận tổng tiến công và nổi dậy Mậu Thân
1968, cùng với quân dân trong tỉnh, quân dân Tam Kỳ mở cuộc tổng tiến công vào
dinh lũy của địch ở nội đô Tam Kỳ, góp phần cùng toàn miền Nam đánh bại chiến
lược chiến tranh cục bộ và Việt Nam hóa chiến tranh của đế quốc Mỹ, buộc chúng
phải xuống thang chiến tranh, chấp nhận đàm phán với ta tại Paris.
Sau khi ký hiệp định Paris, vào đầu năm 1973, Mỹ rút quân về nước, thế và lực
của địch trên chiến trường miền Nam giảm sút, số lượng đồn bốt, hỏa lực của Mỹ
thu hẹp dần. Tuy bị thua đau nhưng Mỹ và ngụy quyền vẫn ngoan cố, tiếp tục xua
quân lấn chiếm vùng giải phóng, vi phạm Hiệp định Paris . Tại nội ô Tam Kỳ, địch tăng cường huy
động lính địa phương quân, nghĩa quân cùng với quân chủ lực đánh phá, lấn chiếm
các vùng giải phóng, giành dân. Chúng ra sức bắt lính, đôn quân, tăng cường
quân ngụy, liên tục mở các cuộc càn quét, đẩy mạnh mạng lưới gián điệp. Đồng
thời phân loại các đối tượng cảm tình với cách mạng và bí mật thủ tiêu. Trước
tình hình đó, quân dân Quảng Nam, Tam Kỳ tiếp tục thực hiện chủ trương của
Đảng, quyết bám trụ, giữ đất, giữ dân, tạo bàn đạp giải phóng Tam Kỳ và Tỉnh
Quảng Nam sau này.
Giải phóng Tam Kỳ, địa bàn quyết định giải phóng hoàn toàn tỉnh Quảng Nam :
Mùa xuân năm 1975, trên chiến trường miền Nam, thế và lực của quân và dân ta
lớn mạnh hơn bao giờ hết. Tuy vẫn còn nhiều khó khăn, gian khổ, song con đường
giải phóng toàn miền Nam, thống nhất đất nước đang mở rộng. Thực hiện Nghị quyết
của Bộ Chính trị, tháng 10/1974 và nhiệm vụ quân sự năm 1975 của Khu ủy Khu V.
Tỉnh Quảng Nam và Tam Kỳ đã kịp thời chuẩn bị mọi mặt để bước vào trận chiến
đấu mới.
Thời cơ chiến lược đã xuất hiện, cùng với cả nước, quân dân Tam Kỳ đồng loạt nổi
dậy tiến công để giải phóng quê hương. Tiên Phước là địa phương đầu tiên trong
tỉnh được giải phóng, tiếp theo là các huyện, thị đã liên tiếp tiến công từ
nhiều phía dồn dịch vào thế bị động, lúng túng, quân lính hỗn loạn. Ở Tam Kỳ,
quân dân phối hợp nổi dậy tấn công quyết liệt vào tỉnh đường Quảng Tín và căn
cứ sào huyệt của chúng ở Chu Lai, địch tháo chạy toán loạn. Đúng 10 giờ 30 phút ngày 24/3/1975, lá cờ Mặt trận Dân tộc giải phóng
miền Nam tung bay trên nóc
tòa nhà tỉnh đường Quảng Nam . Tam Kỳ hoàn toàn được giải phóng, một địa bàn có tính
quyết định, lần lượt giải phóng các huyện phía Băc của tỉnh. Ngay sau khi được
giải phóng, các địa phương đã nhanh chóng thành lập Ủy ban quân quản, kịp thời
giải quyết những công việc đặt ra trước mắt của những ngày đầu mới giải phóng.
Lực lượng bộ đội địa phương của tỉnh đã phối hợp chặt chẽ với bộ đội chủ lực
thừa thắng xông lên tiến quân về Đà Nẵng để cùng quân và dân Thành phố Đà Nẵng
tiêu diệt quân thù, giải phóng thành phố, tạo ra thế chiến lược mới góp phần
cùng chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Với hàng loạt chiến thắng vẻ vang của quân và dân Tam Kỳ mà đỉnh cao là giải
phóng thị xã vào ngày 24/3/1975 đã góp phần quan trọng giải phóng hoàn toàn tỉnh
Quảng Nam, thể hiện sức mạnh và ý chí chiến đấu ngoan cường, biết nắm bắt thời
cơ, liên tục nổi dậy, tiến công quyết liệt nhanh chóng để giành thắng lợi, tô
thắm thêm danh hiệu “trung dũng kiên cường, đi đầu diệt Mỹ” mà Trung ương đã
phong tặng cho quân dân tỉnh nhà.
Trong không khí thi đua chào mừng kỷ niệm 37 năm ngày giải phóng quê hương,
Đảng bộ, chính quyền và các tầng lớp nhân dân thành phố Tam Kỳ tiếp tục phát
huy truyền thống yêu nước, tự lực tự cường, đoàn kết thống nhất, phát huy nội
lực, khai thác tối đa các tiềm năng của thành phố để thúc đẩy phát triển kinh
tế-xã hội, đảm bảo QPAN, quyết tâm xây dựng thành phố đạt một số tiêu chí cơ
bản của đô thị loại 2 vào năm 2015 góp phần cùng cả tỉnh, cả nước hoàn thành sự
nghiệp đổi mới đất nước, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng,
văn minh./.
MỪNG SINH NHẬT ĐOÀN (26/3/1931 - 26/3/2013)
Sau khi Đảng Cộng sản Việt
Nam ra đời, Đảng đã thấy rõ tầm quan trọng của tổ chức Đoàn trong công tác vận
động, tập hợp thanh niên đi theo ngọn cờ lý tưởng của Đảng. Được sự đồng ý của
Bộ Chính trị và Bác Hồ, Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ 3 (họp tại Hà Nội từ
ngày 22 đến ngày 25/03/1961) đã quyết định lấy ngày 26/03/1931 là ngày thành
lập Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh.
Trải qua 81 mùa xuân, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí
Minh đã có một chặng đường chiến đấu, lao động và học tập không biết mệt mỏi,
không sợ hy sinh, gian khổ.
Nhân kỷ niệm ngày thành lập Đoàn thanh niên cộng sản
Hồ Chí Minh, mời các bạn tham gia trả lời các câu hỏi về truyền thống của Đoàn
1. Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh do ai
sáng lập?
2. Cờ Đoàn được thể hiện như thế nào?
3. Bài ca chính thức của Đoàn?
4. Từ khi thành lập đến nay Đoàn đã đổi tên bao nhiêu
lần?
5. Đoàn
viên thanh niên cộng sản đầu tiên là ai?
NGOẠI KHÓA " HỌC SINH VÀ TIẾT KIỆM ĐIỆN"
Hôm nay, ngày 18/3/2013 trong
giờ chào cờ đầu tuần, Đoàn TNCSHCM Điện
lực Quảng Nam kết hợp với Chi đoàn
Trường THCS Lý Tự Trong tổ chức ngoại khóa “ HỌC SINH VÀ TIẾT KIỆM ĐIỆN”, trong
buổi ngoại khóa chúng em được biết về cách sử dụng điện an toàn, hợp lý và tiết
kiệm. Buổi ngoại khóa tác động mạnh về nhận thức việc sử dụng thiết bị điện
trong gia đình, trong lớp học một cách hiệu quả, chống lãng phí.
Chiều hôm
nay, ngày 14 tháng 3 năm 2013 trường THCS làm lễ trao quyết định nghỉ hưu cho
cô Trương Thi Kim Nhật - giáo viên bộ môn Tiếng Anh. Qua 35 năm cô đã có những
đóng góp đáng kể cho sự nghiệp trồng người, giáo dục cho thế hệ chúng em có
những kết quả rất đáng tự hào. Và hôm nay đã đến lúc cô về nghỉ ngơi với
gia đình mình. Giờ phút chia tay thật cảm động, chúng em không muốn xa cô nhưng
ngày ấy rồi cũng phải đến phải không cô? Chúc em kính chúc cô sức khỏe, hạnh
phúc và ấm áp bên gia đình. Chúng em luôn cố gắng học ập thật tốt để không phụ
lòng mong mõi của cô.
Thầy Nguyễn Tấn Sỹ - HT nhà trường tặng hoa cho cô
Nguyễn Khánh Quỳnh - ĐDHS tặng hoa chia tay
Thầy Võ Tăn Đông - PHT- CTCĐ tặng hoa
Cô Nguyễn Thi Xuân Sơn - đại diện Tổ Tiếng Anh tặng quà chia tay
Cô Trương Thị Kim Nhật phát biểu trước khi nghỉ hưu
BÀI DỰ THI GIỚI THIỆU VỀ NGHỀ
NGÀNH ĐIỆN LỰC
Kính thưa quý thầy cô cùng các bạn học sinh
thân mến!
Chắc có lẽ rằng ai trong chúng ta cũng biết,
muốn mưu sinh, muốn no ấm, muốn hạnh phúc...được trong cuộc sống này thì việc
đầu tiên chúng ta phải có một cái nghề cho riêng mình. Muốn như vậy thì chúng
ta phải có tri thức, dù là lao động chân tay hay lao động trí óc, do đó điều
đầu tiên là phải học, chỉ có học mới đem lại kết quả ta mong muốn. Thưa quý
thầy cô và các bạn, hằng ngày chúng ta học tập, vui chơi, giải trí, lao động,
sản xuất...là nhờ có điện, điện phục vụ cho chúng ta rất nhiều nhu cầu trong cuộc sống, điện không chỉ
cho ta ánh sáng mà điện góp phần đáng kể vào sự nghiệp phát triển của đất nước.
Do đó, hôm nay lớp 9/5-chi đội Lê Văn Tám chúng em xin giới thiệu đến quý thầy
cô, tất cả các bạn về ngành điện, lợi
ích của ngành điện, để từ đó chúng ta có ước mơ, có đam mê với công việc này
trong tương lai.
Kính thưa quý thầy cô cùng tất cả các bạn!
Trong chiến tranh, ngành Điện gắn bó hữu cơ
với cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và khi hoà bình thì gắn bó hữu cơ với sự
phát triển kinh tế xã hội. Mỗi bước đi trong từng giai đoạn của Điện lực Việt Nam
đều thể hiện tầm nhìn chiến lược sâu rộng và luôn theo sát sự chỉ đạo, định
hướng của Đảng và Nhà nước.
Cùng với tiến
trình phát triển lịch sử đất nước, tính từ khi nhà máy điện đầu tiên ở Việt Nam
ra đời đến nay, ngành Điện Việt Nam đã trải qua hơn một thế kỷ hình thành và
phát triển với bao thăng trầm, gian khó song cũng vô cùng oanh liệt, hào hùng.
Lịch sử hình thành và phát triển của ngành Điện Cách mạng Việt Nam
gắn bó máu thịt với phong trào giải phóng dân tộc. Bằng ý thức kỷ luật cao,
tinh thần đoàn kết gắn bó trên cơ sở các hoạt động sản xuất, sự có mặt của
người thợ điện đã làm cho các cuộc đấu tranh thêm quyết liệt và có sức lan toả
mạnh mẽ. Với hiệu quả đặc biệt và thiết yếu, ngành Điện luôn được sự quan tâm
đặc biệt và chỉ đạo sâu sát của Đảng, Chính phủ, đặc biệt là Bác Hồ. Tiếp nối
truyền thống một dòng điện cách mạng, 55 năm qua, những cán bộ, công nhân ĐLVN
vẫn không ngừng nỗ lực, vượt qua mọi thử thách, chông gai để thực hiện lời căn
dặn của Bác, làm tròn trách nhiệm Đảng và Nhà nước giao phó. Ngày 12/9/2009,
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã ký và ban hành Quyết định số
1494/QĐ-TTg, chính thức lấy ngày 21/12 hằng năm là Ngày Truyền thống ngành Điện
lực Việt Nam, là ngày hội của toàn ngành nhằm giáo dục truyền thống, động viên
phong trào thi đua lao động sản xuất vì sự phát triển của ngành và của đất
nước.
Ngành điện đã có
những quyết liệt trong đổi mới, Ngành Điện là ngành kinh tế kỹ thuật đầu tiên
của cả nước lập kế hoạch phát triển dài hạn. Dưới sự quan tâm chỉ đạo sát sao
của Chính phủ và sự tham gia, ủng hộ tích cực của các bộ ban ngành, hệ thống
nguồn và lưới điện liên tục được mở rộng theo quy hoạch trong Tổng sơ đồ phát
triển điện lực các giai đoạn I, II, III, IV, V và hiện đang triển khai thực
hiện Quy hoạch điện VI hiệu chỉnh, đồng thời chuẩn bị cho việc xây dựng Quy
hoạch điện VII. Với sự ra đời của hàng loạt những công trình thuỷ điện, nhiệt
điện, đường dây truyền tải mang tầm cỡ quốc gia, ngành Điện đã góp phần quan
trọng đánh thức những mỏ than khổng lồ, khơi dậy nguồn khí quý giá và quy phục
những con nước hung dữ để biến thành năng lượng phục vụ nhân dân.
Công trường xây
dựng nhà máy điện Cửa Cấm- Hải Phòng
Sau bao nhiêu
năm “bão táp mưa sa”, ngành điện đã vững vàng trong hội nhập: một sự kiện
quan trọng đánh dấu bước chuyển đổi sâu sắc về tổ chức quản lý, nâng cao tính
chủ động trong sản xuất, kinh doanh của ngành Điện, đó là sự kiện thành lập Tập
đoàn Điện lực Việt Nam. Với mô hình Tập đoàn kinh tế, EVN đã có các chuyển biến
quan trọng về mô hình quản lý, cơ chế điều hành, định hướng hoạt động… vừa tập
trung mạnh mẽ vào đầu tư phát triển hệ thống nguồn và lưới điện, đảm bảo nhiệm
vụ quan trọng nhất là đáp ứng nhu cầu điện cho nền kinh tế xã hội, đồng thời mở
rộng kinh doanh các ngành nghề khác trên cơ sở thế mạnh kinh doanh điện, nên
hàng năm đóng góp vào ngân sách Nhà nước hàng tỉ đồng… Đây là tiền đề quan
trọng để ngành Điện đảm bảo năng lực cung cấp điện an toàn và tin cậy cho mọi
nhu cầu phát triển, hướng tới một thị trường điện cạnh tranh trong xu thế hội
nhập và phát triển của đất nước.
Mặc dù phải trải
qua nhiều giai đoạn khó khăn của đất nước cũng như những biến động quan trọng
trong quá trình phát triển, song Điện lực Việt Nam với năng lực nội sinh mạnh
mẽ đã từng bước vượt qua mọi thách thức và khó khăn của khủng hoảng kinh tế nói
chung cũng như những giai đoạn thăng trầm của ngành Điện nói riêng. Một trong
những nguyên nhân cơ bản để EVN trụ vững, gặt hái được những thành tựu quan
trọng và góp phần đáng kể vào sự phát triển kinh tế đất nước là tinh thần dám
nghĩ, dám làm và dám chịu trách nhiệm của tập thể cán bộ lãnh đạo Tập đoàn và
các đơn vị trong ngành. Cho đến nay, với sự cố gắng vượt bật của ngành Điện,
nhiều vùng xa xôi, nhiều thôn bản của đát nước chúng ta bây giờ đã có điện, góp phần đáng kể vào việc mang đến niềm vui,
hạnh phúc, nâng cao đời sống tinh thân cũng vật chất của người dân.
Điện đã về đến thôn, bản
Trạm biến áp 50 KVA và công
đoạn cuối cùng đã hoàn thành( Tiên Châu- Tiên Phước)
Ngành Điện không
những đã khẳng định được vai trò và vị trí của mình trong nền kinh tế quốc dân
mà còn tự hào vì thực hiện đúng lời dạy của Bác Hồ vĩ đại. Ý nghĩa của vai trò
này còn được khẳng định mạnh mẽ và quyết liệt hơn khi EVN được Quốc hội, Đảng
và Chính phủ tin tưởng giao nhiệm vụ vô cùng quan trọng là triển khai nghiên
cứu, khảo sát, lập báo cáo khả thi, đầu tư, giám sát xây dựng và sau này là
quản lý vận hành 2 dự án nhà máy điện nguyên tử đầu tiên của Việt Nam , dự kiến
hoàn thành vào năm 2020. Đây là niềm vinh dự lớn, tiền đề cho một bước ngoặt
quan trọng tiếp nối những bước ngoặt trong lịch sử phát triển Điện lực Việt Nam
suốt 55 năm qua. Lịch sử một dòng điện cách mạng được khởi đầu từ những truyền
thống anh hùng và liên tục được nuôi dưỡng bởi dòng nhiệt huyết đầy sáng tạo
qua các thế hệ. Kiên cường trong chiến tranh, quyết liệt trong đổi mới và vững
vàng trong hội nhập là những phẩm chất làm nên một Điện lực Việt Nam
hôm nay.
Thưa
các bạn, với vai trò chủ đạo của
ngành điện trong quá trình phát triển kinh tế, góp phần cùng cả dân tộc thực
hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa-hiện đại hóa đất nước, nếu như
ai trong số chúng ta có ước mơ với ngành điện, ngay từ bây giờ đang còn học ở cấp THCS hãy cố gắng học thật
tốt nhất là các môn Toán, Lý, Hóa, Anh...bên cạnh đó, có thể học hỏi bằng cách
từ mày mò, nghiên cứu theo sách vở để thực hành lắp ráp những thiết bị điện đơn
giản,...
Hiện nay ở Tỉnh Quảng Nam
nói riêng và cả nước nói chung có một số trường đào tạo ngành điện lực với
nhiều chuyên ngành khác nhau. Tùy theo khả năng của mình các bạn có thể đăng ký
học hệ Đại học, Cao đẳng, Trung cấp hoặc nghề.
Đến với Trường
Cao đẳng Điện lực miền Trung (04 Nguyễn Tất Thành - Hội An - Quảng Nam), hệ cao
đẳng bạn có thể đăng ký học các ngành: Công nghệ kỹ thuật điện điện tử, truyền thông, Tin học
ứng dụng, Kế toán, tài chính Ngân hàng, Quản trị kinh doanh,… khối dự thi A, A1
hoăc D1. Hệ trung cấp bạn có thể đăng ký các ngành: Hệ thống điện, Công nghệ kỹ
thuật điện tử - viễn thông, Tin học ứng dụng, Công nghệ kỹ thuật điều khiển tự
động Kế toán doanh nghịêp (Xét tuyển-Thí sinh tốt nghiệp THPT
hoặc tương đương, học xong chương trình THPT: Học 2 năm, Thí sinh tốt nghiệp
THCS: Học 3 năm). Bạn cũng có thể tham gia học các nghề - Điện công nghiệp - QL,VH,SC đường dây và trạm áp có cấp điện áp từ
110 KV trở xuống (Xét tuyển: -Cao đẳng nghề: Thí sinh tốt nghiệp THPT
hoặc tương đương: Học 3 năm-Trung cấp nghề:Thí sinh tốt nghiệp THPT hoặc tương
đương, học xong chương trình THPT: Học 2 năm)
(Các
hệ xét tuyển: Xét tuyển theo điểm thi đại học, cao đẳng, điểm thi tốt nghiệp
THPT,THCS, học bạ THPT, THCS.)
Trường Cao đẳng điện lực miền
Trung:
Đến với Đại học Điện lực (Số 235 đường Hoàng Quốc Việt, Từ Liêm,
Hà Nội) có rấtt nhiều ngành để bạn lựa chọn tùy theo sự yêu thích và khả năng
của mình: - Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử với các chuyên ngành: Hệ thống điện,
Xây dựng công trình điện, Nhiệt điện, Điện lạnh, Điện công nghiệp và dân dụng,
Điện hạt nhân; - Quản lý công
nghiệp với các chuyên ngành:
Quản lý năng lượng, Quản lý môi trường công nghiệp và đô thị- Công nghệ thông tin với các chuyên ngành: Công nghệ phần
mềm, Thương mại điện tử- Công
nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hoá- Công nghệ kỹ thuật điện tử truyền
thông với các chuyên ngành: Điện tử viễn thông, Kỹ thuật điện tử, Điện tử y
sinh. - Công nghệ kỹ thuật cơ khí. - Quản trị kinh doanh với các chuyên ngành: Quản trị doanh
nghiệp, Quản trị du lịch, khách sạn- Tài chính ngân hàng- Kế toán ( Khối dự
thi A, A1, D1)
Và còn rất nhiều
trường trung cấp, cao đẳng, đại học như vậy nữa. Nhưng muốn đến với nghề điện
thì việc quan trọng là chúng ta cần có sự đam mê dành cho nghề, chăm chỉ học
tập không quản khó khăn...như vậy ước mơ mới trở thành hiện thực.
Bài giới thiệu
của chúng em đến đây là hết. Xin chúc quý thầy cô và các bạn sức khỏe, đạt nhiều
thành công trong cuộc sống./.
LỊCH SỬ NGÀY QUỐC TẾ PHỤ NỮ 8-3
Hàng năm, cứ đến ngày 8/3, phụ nữ toàn thế giới trong đó có phụ nữ Việt Nam tổ
chức kỷ niệm ngày quốc tế phụ nữ.
Lịch sử ngày 8-3 bắt đầu từ phong trào nữ công nhân nước Mỹ. Cuối thế kỷ 19,
chủ nghĩa tư bản ở Mỹ đã phát triển một cách mạnh mẽ. Nền kỹ nghệ đã thu hút
nhiều phụ nữ và trẻ em vào các nhà máy, xí nghiệp. Nhưng bọn chủ tư bản trả
lương rất rẻ mạt, giờ giấc làm việc không hạn định cốt sao thu được nhiều sản
phẩm cho chúng. Căm phẫn trước sự bất công đó, ngày 8-3 năm 1899, nữ công nhân
nước Mỹ đã đứng lên đấu tranh đòi tăng lương, giảm giờ làm. Phong trào bắt đầu
từ nữ công nhân ngành dệt và ngành may tại hai thành phố Chi-ca-gô và Nữu Ước.
Mặc dù bị bọn tư bản thẳng tay đàn áp, chị em vẫn đoàn kết chặt chẽ, bền bỉ đấu
tranh buộc chúng phải nhượng bộ. Cuộc đấu tranh của nữ công nhân Mỹ đã cổ vũ
mạnh mẽ phong trào phụ nữ lao động trên thế giới, đặc biệt phụ nữ ở nước Đức,
một nước có kỹ nghệ tiên tiến lúc bấy giờ. Trong phong trào đấu tranh giai cấp
lúc đó đa xuất hiện hai nữ chiến sỹ lỗi lạc, đó là bà Cla-ra Zet-kin (Đức) và
bà Rô-gia Lúc-xăm-bua (Ba Lan). Nhận thức được sự mạnh mẽ và đông đảo của lực
lượng lao động nữ và sự cần thiết phải có tổ chức, phải có lãnh đạo để giành
thắng lợi cho phong trào phụ nữ nên năm 1907, hai bà đã cùng phối hợp với bà
Crup-xkai-a (vợ đồng chí Lê-nin) vận động thành lập Ban "Thư ký phụ nữ
quốc tế". Bà Cla-ra Zet-kin được cử làm Bí thư.
Năm 1910, Đại hội phụ nữ quốc tế XHCN họp tại Cô-pen-ha-gen (Thủ đô nước Đan
Mạch) đã quyết định lấy ngày 8-3 làm ngày "Quốc tế phụ nữ", ngày đoàn
kết đấu tranh của phụ nữ với những khẩu hiệu:
- Ngày làm 8 giờ.
- Việc làm ngang nhau.
- Bảo vệ bà mẹ và trẻ em.
Từ đó ngày 8/3 trở thành ngày đấu tranh chung của phụ nữ lao động trên toàn thế
giới, là biểu dương ý chí đấu tranh của phụ nữ khắp nơi trên thế giới đấu tranh
vì độc lập dân tộc, dân chủ, hòa bình và tiến bộ xã hội; vì quyền lợi hạnh phúc
của phụ nữ và nhi đồng.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)