Blog Archive
-
2013
(27)
-
tháng 5(10)
- Thông báo! Mời tất cả các bạn là học sinh của lớp...
- MỪNG KỶ NIỆM 123 NĂM NGÀY SINH CỦA BÁC (19/5/1890...
- HƯỚNG DẪN THI VÀO TRƯỜNG THPT CHUYÊN NĂM HỌC 2...
- DỰ KIẾN THỜI GIAN HỌC SINH ĐẾN TRƯỜNG SAU KH...
- LỊCH SỬ NGÀY THÀNH LẬP ĐỘI THIẾU NIÊN TIỀN PHONG...
- KỶ NIỆM 59 NĂM CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ (7/5/195...
- Nhân kỷ niệm 30/4 và 1/5, nhà trường đã tổ ch...
- DANH SÁCH HỌC SINH LỚP 9/5 ĐẠT GIẢI HỌC SINH GIỎ...
- NGÀY GIẢI PHÓNG HOÀN TOÀN MIỀN NAM THỐNG NHẤT Đ...
- LỊCH SỬ NGÀY GIỖ TỔ HÙNG VƯƠNG Dù ai đi ngược...
- tháng 3(6)
- tháng 2(5)
- tháng 1(6)
-
tháng 5(10)
- 2012 (18)
Tổng số lượt truy cập
Language
Từ điển Anh-Việt
Có người đang truy cập.

Bài đăng phổ biến
-
LỊCH SỬ NGÀY GIỖ TỔ HÙNG VƯƠNG Dù ai đi ngược về xuôi Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba Khắp miền truyền mãi câu ca Nước non vẫn n...
-
Ngày Tiết Môn bồi dưỡng 27/8 2, 3 Toán, Lý, Tin 28/8 2, 3 Văn, Anh, Lý, Hoá 29/8 2, 3 Văn, Anh, Toán, Hoá, Tin 31/8 2, 3 Văn, ...
-
KẾ HOẠCH THI IOE CẤP THÀNH PHỐ NĂM HỌC 2012-2013 Sau khi được Phòng Giáo dục duyệt danh sách HS đã dự thi IOE cấp trường. Nay thông báo ...
-
DANH SÁCH HỌC SINH LỚP 9/5 ĐẠT GIẢI HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH TT HỌ TÊN HỌC SINH GIẢI 01 Dươn...
-
Ý NGHĨA NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20.11 Ngày nhà giáo Việt Nam (hay ngày lễ Hiến chương nhà giáo Việt Nam ) là một ngày kỷ niệm đư...
-
Sáng nay ngày 8/12/2012, 4 bạn trong lớp 9/5 chúng ta gồm các bạn: Dương Thị Hoài Phương, Nguyễn Thị Phương Dung, Nguyễn Lê Thúy Hằng và b...
-
“Nhất tự vi sư, bán tự vi sư”, người Việt Nam ta từ xa xưa vốn đã có truyền thống tôn sư trọng đạo. Đến hôm nay truyền thông ấy vẫn được...
-
Bạn Vy là một cầu thủ nữ xuất sắc của lớp ...
-
Hình ảnh lễ tuyên truyền và phát động tháng và năm an toàn giao thông
HƯỚNG DẪN THI VÀO TRƯỜNG THPT CHUYÊN
NĂM HỌC 2013 - 2014
1. Chỉ tiêu tuyển sinh
Năm học 2013-2014, tỉnh Quảng Nam
tuyển sinh cho hai trường THPT chuyên là THPT chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm và THPT
chuyên Bắc Quảng Nam .
Số lượng tuyển sinh mỗi trường là 8 lớp chuyên gồm các môn: Ngữ văn, Toán, Vật
lý, Hóa học, Sinh học tiếng Anh, Tin học và Sử-Địa (Phụ lục 1).
Không tuyển lớp 10 không chuyên trong trường chuyên.
2. Điều kiện dự tuyển:
Thực hiện theo Điều 23 của Quy
chế tổ chức và hoạt động của trường trung học phổ thông chuyên. Học sinh được
tham gia dự tuyển khi có đủ các điều kiện sau:
a) Đang theo học lớp 9 tại các trường THCS trong tỉnh Quảng Nam;
b) Xếp loại hạnh kiểm, học lực cả năm học của các lớp ở cấp trung học
cơ sở từ khá trở lên;
c) Xếp loại tốt nghiệp trung học cơ sở từ khá trở lên.
3. Phương thức tuyển sinh: Tổ chức tuyển sinh qua hai
vòng
a) Vòng 1: Tổ chức sơ tuyển đối với những học sinh có hồ sơ dự tuyển
hợp lệ và đủ điều kiện dự tuyển ;
b) Vòng 2: Tổ chức thi tuyển đối với những học sinh đã được chọn qua sơ
tuyển ở vòng 1.
4. Quy định về sơ tuyển vòng
1:
Việc sơ tuyển để chọn học sinh tham gia thi tuyển ở vòng 2 căn cứ vào
cách thức tính điểm của các tiêu chí sau:
a) Xếp loại học lực từng năm ở cấp THCS:
Loại giỏi : 2 điểm. Loại khá:
1.5 điểm
b) Xếp loại tốt nghiệp THCS:
Loại giỏi : 2 điểm. Loại khá : 1.5 điểm
c) Học sinh đạt giải trong kỳ
thi học sinh giỏi văn hóa lớp 9 cấp tỉnh; đạt giải trong các kỳ thi giải toán bằng máy tính bỏ túi, thực hành -thí
nghiệm, viết thư quốc tế UPU, thuyết trình Văn học, Tin học trẻ do Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở GD&ĐT tổ
chức hoặc phối hợp tổ chức:
– Giải nhất cấp tỉnh hoặc giải quốc gia (khu vực) : 2 điểm;
– Giải nhì cấp tỉnh :
1,5 điểm;
– Giải ba cấp tỉnh :
1,0 điểm;
– Giải khuyến khích cấp tỉnh :
0,5 điểm.
Học sinh đạt nhiều giải khác nhau thì được tính điểm tương ứng cho từng
giải đạt được.
Các giải thi thực hành-thí nghiệm, viết thư UPU, thuyết trình Văn học,
Tin học trẻ được xét bảo lưu trong cấp học.
d) Học sinh được chọn vào thi tuyển ở vòng 2 phải đạt mức điểm từ 8 điểm trở lên.
5. Quy định về thi tuyển
vòng 2:
a) Môn thi và đề thi:
+ Môn thi: Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh và 01 môn chuyên. Nếu môn chuyên là
Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh thì mỗi môn này
phải thi 2 bài: Một bài thi không chuyên và một bài thi chuyên với mức độ yêu
cầu cao hơn;
+ Đề thi: Đề thi được áp dụng hình thức tự luận. Riêng môn Tiếng Anh áp dụng hình thức vừa tự luận
vừa trắc nghiệm.
Học sinh dự thi vào lớp chuyên nào, phải thi môn chuyên đó. Thí sinh
đăng ký thi vào lớp Sử- Địa sẽ thi môn chuyên Lịch sử, chuyên Địa lý riêng. Riêng học sinh dự thi vào lớp chuyên Tin, thì
thi môn chuyên là Toán thay cho môn Tin. Học sinh đăng ký vào lớp chuyên Toán,
có thể đăng ký nguyện vọng 2 là môn chuyên Tin.
+ Hệ số điểm bài thi: Điểm các bài thi không chuyên tính hệ số 1, điểm
các bài thi môn chuyên tính hệ số 2.
b) Thời gian làm bài thi:
+ Các bài thi không chuyên: Môn Toán và môn Ngữ văn là 120 phút; môn
Tiếng Anh là 60 phút;
+ Các bài thi chuyên: Môn Hóa học và môn Tiếng Anh là 120 phút, các môn
khác là 150 phút.
c)Cách tính điểm xét tuyển:
Điểm xét tuyển vào lớp chuyên là tổng số điểm
các bài thi không chuyên, và điểm bài thi môn chuyên tương ứng với lớp
chuyên (đã tính hệ số). Điểm xét tuyển
làm tròn đến chữ số thập phân thứ hai;
d)Nguyên tắc xét tuyển: Chỉ xét tuyển đối với thí
sinh được tham gia thi tuyển, đã thi đủ các bài thi quy định, không vi phạm quy
chế trong kỳ thi tuyển sinh và các bài thi đều đạt điểm lớn hơn 2.
e) Cách xét tuyển: Căn cứ điểm xét tuyển vào lớp chuyên, xét từ
cao xuống thấp để tuyển đủ chỉ tiêu được giao cho từng môn chuyên. Trường hợp
xét đến chỉ tiêu cuối cùng có nhiều thí sinh có điểm xét tuyển bằng nhau thì
tiếp tục xét chọn thí sinh theo thứ tự ưu tiên sau: Có điểm thi môn chuyên đăng
ký dự thi cao hơn; có điểm sơ tuyển cao hơn; có điểm trung bình môn chuyên đăng
ký dự thi năm học lớp 9 cao hơn; có điểm trung bình các môn học cuối năm học
lớp 9 cao hơn
f. Lịch thi:
Ngày
|
Buổi
|
Môn thi
|
Giờ
phát đề đến thí sinh
|
Giờ bắt đầu làm bài
|
Thời gian làm bài
|
06/6/2013
|
Sáng
|
Toán không chuyên
|
8g00
|
8g5ph
|
120 phút
|
Chiều
|
Ngữ văn không chuyên
|
14g
|
14g5ph
|
120 phút
|
|
07/6/2013
|
Sáng
|
Môn chuyên
|
8g00
|
8g5ph
|
150 phút
(Riêng môn Hóa, Tiếng Anh 120 phút)
|
Chiều
|
Tiếng Anh không chuyên
|
14g
|
14g5ph
|
60 phút
|
g. Địa điểm thi: (Sẽ có thông báo sau).
6. Hồ sơ – Thu nhận hồ sơ:
a. Hồ sơ dự tuyển :
-
Đơn xin dự tuyển (theo mẫu ).
-
01 bản sao giấy khai sinh.
- Học bạ
cấp THCS (bản sao có xác nhận của trường THCS).
- Giấy
chứng nhận tốt nghiệp THCS tạm
thời (bản chính do trường THCS cấp).
- Giấy chứng nhận để hưởng điểm khuyến khích (bản
chính, nếu có).
-
01 ảnh 4x6 (để làm thẻ dự thi).
b. Nơi thu nhận hồ sơ:
Thí sinh trực tiếp mang nộp
hồ sơ cho văn phòng trường THPT chuyên mình muốn theo học để đăng ký dự thi
Thời gian thu nhận hồ sơ :
Kể từ ngày 17/5/2013 đến hết ngày 22/5/2013.
7. Đăng ký nguyện vọng 2 vào lớp chuyên Tin:
Thí sinh dự thi môn chuyên
Toán có thể đăng ký nguyện vọng 2 vào lớp chuyên Tin. Trong trường hợp lớp
chuyên Tin tuyển không đủ chỉ tiêu thì sẽ được tuyển thêm cho đủ số lượng. Đối
tượng tuyển thêm là thí sinh dự tuyển vào lớp chuyên Toán không trúng tuyển và
căn cứ vào điểm xét tuyển từ cao xuống thấp để chọn.
Thí sinh muốn được xét tuyển
nguyện vọng 2 vào lớp chuyên Tin thì khi đăng ký dự tuyển phải làm đơn theo mẫu
quy định.
8. Đăng ký nguyện vọng về trường
THPT không chuyên
Thí sinh khi dự tuyển vào trường chuyên phải được
đăng ký dự tuyển vào một trường THPT
công lập không chuyên thuộc địa bàn đã phân tuyến. Trong trường hợp thí sinh không
trúng tuyển vào trường THPT chuyên thì được xét tuyển vào trường THPT không
chuyên đã đăng ký trước đó. Để đảm bảo quyền lợi xét tuyển song song vào hai
trường, thí sinh khi thi vào trường THPT
chuyên phải nộp đủ hồ sơ đăng ký dự tuyển vào trường THPT công lập không chuyên
theo quy định.
Để tiện cho việc theo dõi quản
lý hồ sơ của các thí sinh dự thi vào
trường chuyên, thí sinh khi nộp hồ sơ vào trường chuyên sẽ được cấp một mã số
(do trường THPT chuyên cấp). Thí sinh dùng mã số này để nộp hồ sơ đăng ký dự
tuyển vào trường không chuyên (nếu không có mã số này thì hồ sơ nộp vào trường THPT không chuyên không hợp lệ).
DỰ KIẾN THỜI GIAN HỌC SINH ĐẾN TRƯỜNG
SAU KHI THI HỌC KỲ
VÀ MỘT SỐ CÔNG TÁC TRỌNG TÂM TRONG THÁNG 5
I / ĐỐI VỚI GIÁO VIÊN DẠY LỚP 9:
1/ Ngày 3-6/5 bộ phận Tin học vào điểm thi
theo phòng , lớp 9 hoàn thành xong. Đối với lớp 6,7,8 đến ngày 8/5 .
2/ Ngày 6-7/5 bộ phận vi tính in kết quả
học kỳ 2 và cả năm cho giáo viên bộ môn lớp 9.
-Ngày 8/5 GVCN lớp 9 hoàn thành phê, ký
học bạ
-Ngày 9/5 BGH ký học bạ.
-Ngày 10/5 Kiểm tra hồ sơ lớp 9. ( 14
giờ )
-Ngày 11/5 xét TNTHCS trên toàn Tỉnh (
14 giờ ).
II/ ĐỐI VỚI HỌC SINH & GIÁO VIÊN:
-Ngày 7/5 ( Thứ ba ) học sinh đi học ,
tất cả giáo viên có giờ phải dạy để hoàn thành chương trình ( Ôn tập ). Giáo
viên phát bài thi cho học sinh xem. GVCN gặp lớp để nhắc học sinh nộp xong tất
cả các khoản tiền.
-Ngày 8,9,10/5 học sinh nghỉ, giáo viên
đến trường để vào điểm trong sổ chính, phê , ký học bạ các lớp 6,7,8.
-Ngày 10/5 báo cáo thống kê điểm thi,
điểm trung bình môn học kỳ 2 và cả năm về PGD&ĐT
-Ngày 11/5 dạy để hoàn thành chương
trình tất cả các lớp, GVCN tận thu các
khoản tiền, dự kiến xếp loại hạnh kiểm trong học sinh.
-Ngày 13/5 báo cáo 2 mặt giáo dục ,
tổng kết năm học, danh sách đề nghị công nhận xét TNTHCS.
-Ngày 14/5 giáo viên chủ nhiệm hoàn
thành phê , ký học bạ lớp 6,7,8. GVCN gởi danh sách học sinh ở lại lớp, thi lại
môn về văn phòng. TTCM phân công giáo viên ra đề cương ôn tập thi lên lớp và
gởi về HPCM theo địa chỉ Email ( T Đông )
-Ngày 15/5 kiểm tra học bạ, sổ điểm lớp
6,7,8. ( Sáng ).
-Ngày 16/5 họp xét thi đua ở tổ chuyên
môn và tổ Công đoàn.
-Ngày 18/5 học sinh đi học, giáo viên
dạy để hoàn thành chương trình ( Hoặc ôn tập ). Tiết 1 buổi sáng và tiết 5 buổi
chiều liên đội tổ chức lễ kỹ niệm ngày sinh nhật Bác.
GVCN tiếp tục hoàn thành các khoản thu và cho
thũ quỹ trường và Công đoàn ( Học sinh không thuộc diện nghèo và khó khăn mà
không nộp các khoản tiền thì hạ 1 bậc hạnh kiểm ).
GVCN xét hạnh
kiểm và nộp về tổng phụ trách. GVCN gởi giấy mời họp phụ huynh vào 25/5 theo ca
để báo cáo tổng kết năm học. GVCN nộp danh sách HSG, HSTT về văn phòng để viết
giấy khen. Gởi danh sách học sinh đề nghị nhất khối lớp.
-Ngày 20/5 họp hội đồng thi đua trường
( Sáng ).
-Ngày 21/5 họp hội đồng thi đua Công
đoàn ( sáng ). Ngày 22-24/5 tập huấn đội hình phát thưởng.
-Ngày 22/5 hoàn thành hồ sơ lớp 10 nộp
về trường cấp 3 Lê Quý Đôn,
-Ngày 25/5 họp phụ huynh theo ca.
-Ngày 27/5 ( Buổi sáng gói phần thưởng
). Tổng kết năm học ( 14 giờ ) và tổ chức
gặp mặt chia tay giáo viên nghỉ hưu ( 16g30p )
-Ngày 28/5 tổ chức lễ bế giảng phát thưởng ( 6 giờ 30p ). Họp HĐSP
để nhận quyết đinh coi thi, phân công trực hè, chuẩn bị kế hoạch tham quan vv..
( 9 giờ 30p ). Giáo viên chủ nhiệm nhận đề cương thi lại phát cho học sinh
-Ngày 30/5 nộp kết quả đánh giá xếp
loại CBGVCNV về PGD&ĐT. Tổ văn phòng, bộ phận thư viện, thiết bị kiểm kê
tài sản cuối năm.
-Ngày 31/5 nộp báo cáo chuyên đề: Hoạt
động giáo dục ngoài giờ lên lớp, hoạt động giáo dục thể chất , công tác đảm bảo
ATGT về PGD&ĐT.
Tam
Kỳ ngày 3/5/2013
Hiệu trưởng
Nguyễn
Tấn Sĩ
LỊCH SỬ NGÀY THÀNH LẬP ĐỘI THIẾU NIÊN TIỀN PHONG HỒ CHÍ MINH (15/5/1941)
15-5-1941
Thành lập đội thiếu niên nhi đồng cứu quốc (đội thiếu niên Tiền Phong Hồ Chí
Minh ngày nay)
Từ khi ra đời Đảng ta rất quan tâm đến công
tác giáo dục thế hệ trẻ. Ngày 26 tháng 3 năm 1931, Đảng ta đã sáng lập ra Đoàn
Thanh niên Cộng sản Đông Dương và giao nhiệm vụ cho Đoàn trực tiếp phụ trách
việc giáo dục thiếu niên và nhi đồng, tổ chức con em thợ thuyền, nông dân bị áp
bức vào các tổ chức thích hợp với các em lúc đó như Đồng tử quân, Hồng nhi
đội... tiền thân cho đội Thiếu niên tiền phong và đội nhi đồng Hồ Chí Minh hiện
nay.
Ngày 8.2.1941, Bác Hồ về nước trực tiếp chỉ
đạo cách mạng Việt Nam .
Tháng 5.1941, hội nghị trung ương Đảng lần thứ 8 họp và ra những nghị quyết cực
kỳ quan trọng trong đó có chủ trương thành lập Mặt trận Việt Minh để đoàn kết
toàn dân đánh Pháp, đuổi Nhật, giành độc lập tự do cho Tổ quốc.
Đúng lúc ấy, ngày 15.5.1941, Đảng ta đã ra chỉ
thị cho Đoàn thành lập đội Thiếu niên Tiền Phong và Hội Nhi đồng cứu vong và tổ
chức thí điểm ngay tại Pác Bó (Cao Bằng). Sự kiện này có ý nghĩa lịch sử đối
với công tác thiếu niên và nhi đồng ở nước ta, vì thế ngày 15.5.1941 được coi
là ngày chính thức thành lập Đội.
Hoạt động của đội thời kỳ này nhằm vào mục
đích "Dự bị vào giúp đánh Tây, đánh Nhật làm cho Việt Nam hoàn toàn
độc lập" (điều lệ Hội Nhi đồng cứu vong). Các em trong đội được tổ chức
học quốc ngữ, học hát những bài ca cách mạng. Các em còn tham gia bảo vệ cán bộ
cách mạng, làm liên lạc cho các đội Cứu quốc quân, Việt Nam tuyên
truyền giải phóng quân.. Kim Đồng, tấm gương tiêu biểu cho thế hệ thiếu niên
thời kỳ đấu cách mạng đã anh dũng hy sinh ngay bên con suối Lênin, gần hang Pác
Bó của Bác Hồ, bảo vệ cán bộ thoát khỏi vòng vây của kẻ thù trong hoàn cảnh
hiểm nghèo.
Sau cách mạng tháng Tám, Hội Nhi đồng cứu vong
được đổi tên thành Hội Nhi đồng cứu quốc. Tháng 3.1951, Hội đổi tên thành Đội
Thiếu nhi Tháng Tám. Trong giai đoạn này các em đã tham gia công tác Trần Quốc
Toản, giúp đỡ các gia đình thương binh, liệt sĩ neo đơn. Tiêu biểu cho thế hệ
chống Pháp là Lê Văn Tám (Sài Gòn) với danh hiệu bất tử Em bé đuốc sống, Dương
Văn (Hà Nội) tự tay bắn chết 3 tên Pháp và hy sinh anh dũng tại trận phục kích
địch ở trận Xấu Giá (Sơn Tây), và Vừ A Dính (Lai Châu)... Các đơn vị nổi tiếng
như: Đội Thiếu niên du kích Đình Bảng, Đội Thiếu niên du kích thành Huế, Đội
Thiếu niên du kích Đồng Tháp Mười...
Hòa bình lập lại, tại Đại hội Đoàn toàn quốc
lần thứ hai (tháng 11.1956), Đội Thiếu nhi tháng Tám được đổi tên thành Đội
Thiếu niên Tiền Phong cho cả hai lứa tuổi thiếu niên và nhi đồng. Ngày
19.3.1961, Ban Bí thư trung ương Đảng lại giao cho Trung ương Đoàn tổ chức
riêng lứa tuổi nhi đồng vào Đội Nhi đồng tháng Tám.
Vào dịp kỷ niệm 20 năm thành lập Đội, ngày
15.5.1961, Bác Hồ ra lời dặn 5 điều tiếng mở đầu phong trào thi đua học tập,
làm kế hoạch nhỏ góp phần xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Làm theo 5 điều Bác dạy, đội viên và thiếu
niên trường cấp I Hải Nhân (Thanh Hóa), trường cấp 2 Bắc Lý (Hà Nam Ninh),
trường cấp 1, 2 Cẩm Bình (Nghệ Tĩnh) đã ghi vào lịch sử Đội những trang mới.
Năm 1962, từ xã Liên Sơn (Tiên Sơn, Hà Bắc) đã khởi phát phong trào thiếu niên
làm nghìn việc tốt.
Trong sự nghiệp chống Mỹ cứu nước, thiếu niên
hai miền Nam Bắc đã biểu lộ tinh thần yêu nước nồng nàn cùng cha anh đánh giặc.
Truyền thống anh hùng của Kim Đồng, Lê Văn Tám được tiếp tục phát huy với tên
tuổi của Đoàn Văn Luyện, Kơ-pa-kơ-lơng... (miền Nam ), của Nguyễn Bá Ngọc, Nguyễn Đỗ
Hùng (miền Bắc). Các em đã góp phần xứng đáng vào công việc sản xuất, bảo vệ
trị an, nêu lên nhiều tấm gương học tốt và tham gia tích cực công tác Trần Quốc
Toản. Thiếu niên Việt Nam
đã làm tròn trách nhiệm Đảng giao.
Vâng lời bác dạy
Làm nghìn việc tốt
Chống Mỹ cứu nước
Thiếu niên sẵn sàng
Sau khi Bác Hồ mất, ngày 30.1.1970 thể theo
nguyện vọng của thiếu niên và nhi đồng cả nước, Ban chấp hành trung ương Đảng
đã quyết định cho Đoàn và Đội mang tên Bác. Từ đó đến nay Đội có tên:
Đội Thiếu niên Tiền Phong Hồ Chí Minh
Đội Nhi đồng Hồ Chí Minh
Từ tổ chức 8 thiếu niên đầu tiên trong đó có
Lý Tự Trọng do Bác Hồ tổ chức khi Người về Quảng Châu (Trung Quốc) nhen nhúm
ngọn lửa cách mạng, ngày nay Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh và Đội Nhi
đồng Hồ Chí Minh đã có hàng triệu đội viên vai mang khăn quàng đỏ thắm, tiêu
biểu cho thế hệ măng non đất nước, niềm tin và hy vọng của Tổ quốc Việt Nam.
Ngày truyền thống của Đội-15.5-mãi mãi là ngày
hội của thiếu niên nhi đồng Việt Nam lớp này đến lớp khác thể hiện niềm tự hào
về Đảng tiên phong, về Dân tộc anh hùng, phấn đấu đạt danh hiệu quen thuộc mà
cao quý cháu ngoan Bác Hồ, xứng đáng là người kế tục tương lai sự nghiệp cách
mạng của Bác Hồ muôn vàn kính yêu.
KỶ NIỆM 59 NĂM CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ (7/5/1954 - 7/5/2013)
59 năm đã trôi
qua kể từ ngày quân và dân ta làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ "lừng lẫy
năm châu, chấn động địa cầu", nhưng ý nghĩa và tầm vóc của sự kiện lịch sử
trọng đại này không hề phai mờ, trái lại những bài học lịch sử vẫn còn nguyên
giá trị trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN.
Chiều ngày 7/5/1954, những trận pháo kích của bộ đội ta nhắm thẳng
vào sở chỉ huy địch Tướng De Castries và toàn bộ tham mưu tập đoàn cứ điểm của
địch bị bắt sống, gần một vạn quân địch nhảy ra khỏi hầm xin hàng. Chiến thắng
này đã kết thúc thắng lợi 9 năm kháng chiến chống Pháp xâm lược 1945 - 1954 của
quân và dân ta.
Chiến thắng Điện Biên Phủ là kết tinh của nhiều yếu tố: Nghệ thuật
chiến tranh nhân dân, cách đánh sáng tạo của Quân đội nhân dân Việt Nam .
Nhân kỷ niệm 30/4 và 1/5, nhà trường đã tổ chức cho giáo viên đạt giải trong Hội thi GV dạy giỏi cấp thành phố và học sinh đạt giải trong kỳ thi HSG cấp Tỉnh, thành phố năm học 2012 - 2013 tham quan trong 2 ngày 30.4 và 1.5. Cuộc hành trình khám phá các di tích văn hoá,
lịch sử duyên hải Tỉnh Quảng Nam và Quảng Ngãi. Gần 100 thầy cô và học sinh đã
đến thăm biển Sa Huỳnh, khu bệnh xá Đặng Thuỳ Trâm, khu tưởng niệm cố Thủ tướng
Phạm văn Đồng, nhà bảo tàng Quảng Ngãi, núi Thiên Ấn, mộ chí sĩ Huỳnh Thúc
Kháng , nhà chứng tích thảm sát Mỹ Lai, khu lọc dầu Dung quất và đài chiến
thắng Núi Thành.
Thầy Nguyễn Tấn Sĩ - HIệu trưởng nhà trường tại Bệnh xá Đặng Thùy TrâmTượng đài chiến thắng Núi Thành
Học sinh đang sinh hoạt tại biển Sa Huỳnh
Nhà tưởng niệm Phạm Văn Đồng
Nhà tưởng niệm Phạm Văn Đồng
tại Mỹ Lai- Sơn Mỹ
NGÀY GIẢI PHÓNG HOÀN TOÀN MIỀN NAM THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC
30-4-1975
Sau một tháng tiến công
và nổi dậy, quân dân ta đã giành toàn thắng trong 2 chiến dịch Tây Nguyên và
Huế - Đà Nẵng, giải phóng hơn nữa đất đai và nử số dân toàn miền Nam,chiếm giữ
một khối lượng lớn vật chất trang bị phương tiện chiến tranh. Các lực lượng vũ
trang của ta trưởng thành nhanh chóng.
Nghị quyết của Bộ Chính trị ngày 25/3/1975 đã quyết định chuẩn bị chiến dịch giải phóng Sài Gòn mang tên chiến dịch Hồ Chí Minh.
Ngày 9/4 quân ta tiến công Xuân Lộc, một căn cứ phòng thủ trọng yếu của địch bảo vệ Sài Gòn từ phía Đông. Tại đây đã diễn ra những trận chiến đấu ác liệt. Ngày 16/4 quân ta phá vỡ tuyến phòng thủ của địch ở Phan Rang. Ngày 21/4 toàn bộ quân địch ở Xuân Lộc tháo chạy. Cũng ngày này Nguyễn Văn Thiệu đã tuyên bố từ chức Tổng thống.
17 giờ ngày 26/4 quân ta được lệnh nổ súng mở đầu chiến dịch. Tất cả 5 cánh quân từ các hướng vượt qua tuyến phòng thủ vòng ngoài của địch tiến vào Sài Gòn.
Đêm 28 rạng sáng 29/4 tất cả các cánh quân của ta được lệnh đồng loạt tổng công kích vào trung tâm thành phố, đánh chiếm tất cả các cơ quan đầu não của địch.
9 giờ 30 phút ngày 30/4 Dương Văn Minh vừa lên làm Tổng thống đã kêu gọi “ngừng bắn để điều đình giao chính quyền” nhằm cứu quân nguỵ khỏi sụp đổ.
10giờ 45 phút ngày 30/4 xe tăng của ta tiến thẳng vào dinh Tổng thống nguỵ (dinh Độc Lập), bắt sống toàn bộ ngụy quyền Trung ương. Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng không điều kiện. 11 giờ 30 phút cùng ngày, lá cờ cách mạng tung bay trên nóc phủ tổng thống ngụy, báo hiệu sự toàn thắng của chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử. Miền nam được giải phóng, đất nước hoàn toàn độc lập, non sông thu về một mối.
Nghị quyết của Bộ Chính trị ngày 25/3/1975 đã quyết định chuẩn bị chiến dịch giải phóng Sài Gòn mang tên chiến dịch Hồ Chí Minh.
Ngày 9/4 quân ta tiến công Xuân Lộc, một căn cứ phòng thủ trọng yếu của địch bảo vệ Sài Gòn từ phía Đông. Tại đây đã diễn ra những trận chiến đấu ác liệt. Ngày 16/4 quân ta phá vỡ tuyến phòng thủ của địch ở Phan Rang. Ngày 21/4 toàn bộ quân địch ở Xuân Lộc tháo chạy. Cũng ngày này Nguyễn Văn Thiệu đã tuyên bố từ chức Tổng thống.
17 giờ ngày 26/4 quân ta được lệnh nổ súng mở đầu chiến dịch. Tất cả 5 cánh quân từ các hướng vượt qua tuyến phòng thủ vòng ngoài của địch tiến vào Sài Gòn.
Đêm 28 rạng sáng 29/4 tất cả các cánh quân của ta được lệnh đồng loạt tổng công kích vào trung tâm thành phố, đánh chiếm tất cả các cơ quan đầu não của địch.
9 giờ 30 phút ngày 30/4 Dương Văn Minh vừa lên làm Tổng thống đã kêu gọi “ngừng bắn để điều đình giao chính quyền” nhằm cứu quân nguỵ khỏi sụp đổ.
10giờ 45 phút ngày 30/4 xe tăng của ta tiến thẳng vào dinh Tổng thống nguỵ (dinh Độc Lập), bắt sống toàn bộ ngụy quyền Trung ương. Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng không điều kiện. 11 giờ 30 phút cùng ngày, lá cờ cách mạng tung bay trên nóc phủ tổng thống ngụy, báo hiệu sự toàn thắng của chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử. Miền nam được giải phóng, đất nước hoàn toàn độc lập, non sông thu về một mối.
LỊCH SỬ NGÀY GIỖ TỔ HÙNG VƯƠNG
Dù ai đi ngược
về xuôi
Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba
Khắp miền truyền mãi câu ca
Nước non vẫn nước non nhà ngàn năm
(Ca dao))
Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba
Khắp miền truyền mãi câu ca
Nước non vẫn nước non nhà ngàn năm
(Ca dao))
Lễ hội Đền Hùng còn gọi là Giỗ tổ
Hùng Vương, là lễ hội thiêng liêng của cả dân tộc Việt Nam, để tưởng nhớ và tỏ
lòng biết ơn công lao lập nước của các vua Hùng, những vị vua đầu tiên của dân
tộc.Theo truyền thuyết thì Lạc Long Quân và Âu Cơ được xem như là Thủy Tổ người
Việt, cha mẹ của các Vua Hùng. Lễ hội diễn ra vào ngày mồng 10 tháng 3 âm lịch
tại Đền Hùng, Việt Trì, Phú Thọ. Tuy nhiên không phải ai cung hiểu rõ về nguồn
gốc của ngày lễ trọng đại này. Theo Lịch sử Việt Nam - Hỏi và đáp thì khi xem
xét các bia kí, đặc biệt là hai tấm bia ở Đền Thượng trên núi Hùng, sự thực về
lịch sử ngày giỗ Tổ mồng Mười tháng Ba như sau:
Tấm Hùng miếu điển lệ bi do Hội
đồng Kỷ niệm tỉnh Phú Thọ lập năm Khải Định thứ 8 (1923) có hai phần: Phần thứ
nhất, chép lại công văn của Bộ Lễ triều Nguyễn, ngày 25 tháng Bảy năm Khải Định
thứ nhất (1917) gửi Các vị ở phủ viện đường đại nhân tỉnh Phú Thọ cùng nhau
tuân thủ điều sau đây: “Xã Hy Cương, phủ Lâm Thao có miếu lăng phụng thờ Hùng
Vương ở núi Hùng, trải các năm, cả nước đến tế, thường lấy kì mùa thu, chọn vào
ngày tốt làm lễ, chưa có việc định rõ ngày, mà tục lệ của dân xã đó lấy ngày
Mười Một tháng Ba, kết hợp với thờ thổ kỳ, làm lễ riêng… (Sự thể này dẫn tới
chỗ) thường hứng bất kì, hội họp cũng lãng phí theo sở thích, còn lòng thành
thì bị kém đi… (Vì thế) cẩn thận định lại rằng, từ nay về sau, lấy ngày mồng
Mười tháng Ba, lĩnh tiền chi vào việc công, phụng mệnh kính tế trước một ngày
so với ngày hội tế của bản hạt, khiến nhân sĩ mọi miền đến đây có nơi chiêm
bái…”
Phần thứ hai của văn bia Hùng
miếu điển lệ bi dành cho việc quy định “Đệ niên kỉ niệm hội nhật lễ nghi” (Nghi
lễ ngày hội kỷ niệm hằng năm) với những câu như sau: “Nay phụng mệnh theo Bộ
Lễ, chuẩn định ngày quốc tế tại miếu Tổ Hùng Vương là ngày mồng Mười tháng Ba.
Chiều ngày mồng Chín tháng Ba hằng năm, các quan liệt hiến trong tỉnh, cùng các
quan viên trong cả phủ huyện của tỉnh, đều phải mặc phẩm phục, tề tựu túc trực
tại nhà công quán. Sáng hôm sau, tới miếu kính tế…”
Như vậy, Lễ hội giỗ Tổ Hùng Vương
chọn nhật kỳ tiến hành vào mùa thu, là mùa tổ chức các lễ hội có lịch sử cổ xưa
hơn các lễ hội mùa xuân. Đến năm 1917 mới có quy định chính thức của triều
Nguyễn (đời vua Khải Định) lấy ngày mồng Mười tháng Ba hàng năm làm ngày “quốc
tế” (Quốc lễ, quốc giỗ). Điều này được tấm bia Hùng Vương từ khảodo tham tri
Bùi Ngọc Hoàn, Tuần phủ tỉnh Phú Thọ, lập năm Bảo Đại thứ 15 (1940) cũng đang
đặt ở Đền Thượng trên núi Hùng, xác nhận: “Trước đây, ngày quốc tế lấy vào mùa
thu làm định kỳ. Đến năm Khải Định thứ hai (dương lịch là năm 1917), Tuần phủ
Phú Thọ (là) Lê Trung Ngọc có công văn xin bộ Lễ ấn định ngày mồng Mười tháng
Ba hằng năm làm ngày quốc tế, tức trước ngày giỗ tổ Hùng Vương đời thứ 18 một
ngày. Còn ngày giỗ (11 tháng Ba) do dân sở tại làm lễ”
Sau cách mạng tháng Tám (1945)
Đảng, Nhà nước ta rất quan tâm tới Đền Hùng, Chủ tịch Hồ Chí Minh, các đồng chí
lãnh đạo Đảng, Nhà nước đều về thăm viếng. Kế tục truyền thống cao đẹp của cha
ông, nhất là đạo đức “uống nước nhớ nguồn”, ngay sau cách mạng thành công, Chủ
tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh của Chủ Tịch nước số 22/SL - CTN ngày 18 tháng
2 năm 1946 cho công chức nghỉ ngày 10 tháng 3 âm lịch hàng năm để tham gia tổ
chức các hoạt động Giỗ Tổ Hùng Vương - hướng về cội nguồn dân tộc.
Trong
ngày Giỗ Tổ năm Bính Tuất (1946) - năm đầu tiên của Chính phủ mới được thành
lập, cụ Huỳnh Thúc Kháng - Quyền Chủ tịch nước đã dâng 1 tấm bản đồ Tổ quốc
Việt Nam và 1 thanh gươm quý nhằm cáo với Tổ tiên về đất nước bị xâm lăng và
cầu mong Tổ tiên phù hộ cho quốc thái dân an, thiên hạ thái bình cùng nhau đoàn
kết, đánh tan giặc xâm lược, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của đất nước.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã 2 lần về thăm Đền Hùng (19/9/1954 và 19/8/1962). Tại đây Người đã có câu nói bất hủ: “Các Vua Hùng đã có công dựng nước - Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. Người còn nhắc: “Phải chú ý bảo vệ, trồng thêm hoa, thêm cây cối để Đền Hùng ngày càng trang nghiêm và đẹp đẽ, thành công viên lịch sử cho con cháu sau này đến tham quan”.“
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã 2 lần về thăm Đền Hùng (19/9/1954 và 19/8/1962). Tại đây Người đã có câu nói bất hủ: “Các Vua Hùng đã có công dựng nước - Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. Người còn nhắc: “Phải chú ý bảo vệ, trồng thêm hoa, thêm cây cối để Đền Hùng ngày càng trang nghiêm và đẹp đẽ, thành công viên lịch sử cho con cháu sau này đến tham quan”.“
Năm 1995, ngày Giỗ Tổ Hùng Vương
đã được Ban Bí thư ghi trong thông báo là ngày lễ lớn trong năm. Ngành Văn hóa
thông tin - thể thao phối hợp với các ngành chức năng đã tổ chức lễ hội trong
thời gian 10 ngày (từ 1/3 đến 10/3 âm lịch).
Tại Nghị định số
82/2001/NĐ-CP ngày 06/11/2001 về Nghi lễ Nhà nước, trong đó có nội dung quy
định cụ thể về quy mô tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương, cụ thể như sau:
- “Năm chẵn” là số
năm kỷ niệm có chữ số cuối cùng là “0”; Bộ Văn hoá - Thông tin và Ủy ban Nhân
dân tỉnh Phú Thọ tổ chức Lễ hội; mời đại diện lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc
hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể dự
Lễ dâng hương.
- “Năm tròn” là số năm kỷ
niệm có chữ số cuối cùng là “5”; Ủy ban Nhân dân tỉnh Phú Thọ tổ chức lễ hội;
mời đại diện lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
và các đoàn thể dự Lễ dâng hương.
- “Năm lẻ” là số năm kỷ niệm có
các chữ số cuối cùng còn lại. Ủy ban Nhân dân tỉnh Phú Thọ tổ chức lễ hội; mời
lãnh đạo Bộ Văn hoá - Thông tin dự lễ dâng hương và tổ chức các hoạt động trong
lễ hội.
Ngày 02/4/2007, Quốc Hội nước
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã phê chuẩn sửa đổi, bổ sung Điều 73 của
Luật Lao động cho người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương ngày
Giỗ Tổ Hùng Vương (10/3 âm lịch). Kể từ đây, ngày 10/3 âm lịch hàng năm đã trở
thành ngày lễ lớn - QUỐC LỄ mang ý nghĩa bản sắc văn hóa dân tộc.
Định kì mồng Mười tháng Ba (âm
lịch) làm ngày giỗ Tổ Hùng Vương, vậy là chỉ bắt đầu từ năm 1917. Tuy nhiên,
với tuổi gần trăm năm, với tinh thần kế thừa truyền thống uống nước nhớ nguồn,
nhất là ý thức về nguồn, chung cội được tăng cường mạnh mẽ trong điều kiện lịch
sử hiện tại. Mồng Mười tháng Ba đã trở thành một ngày Quốc lễ, một ngày thiêng
liêng trọng đại đối với cả dân tộc: Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)